3 phương thức xét tuyển ngành Kinh tế Tài chính mới nhất 2024
Th7 17, 2024
15:34:41
Với sức nóng của một mùa tuyển sinh mới, các phương thức xét tuyển Kinh tế Tài chính trở thành chủ đề quan tâm hàng đầu của đông đảo các học sinh yêu thích ngành Kinh tế, Tài chính. Các hình thức xét tuyển 2024 có một số điều chỉnh, song về cơ bản vẫn bao gồm 3 phương thức chính là xét học bạ THPT, xét kết quả kỳ thi THPT Quốc gia và xét duyệt theo tiêu chí riêng của các trường Đại học. Thông tin chi tiết sẽ được cập nhật cụ thể trong bài viết sau.
1. 3 phương thức xét tuyển ngành Kinh tế Tài chính hiện nay
Dưới đây là 3 phương thức xét tuyển ngành Kinh tế Tài chính được áp dụng phổ biến nhất hiện nay:
1.1 Xét học bạ THPT
Phương thức xét học THPT căn cứ vào điểm trung bình cộng (GPA) của tất cả các môn học, là cơ sở để đánh giá quá trình học tập xuyên suốt của học sinh. Ngoài điểm tổng kết, các trường Đại học thường kết hợp xét thêm bậc hạnh kiểm của thí sinh. Các hồ sơ được đánh giá cao cần đạt hạnh kiểm khá trở lên.
Trong những năm gần đây các trường Đại học có xu hướng giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng học bạ. Chỉ tiêu xét tuyển ngành Kinh tế Tài chính trung bình của các trường hiện nay dao động khoảng từ 10 đến 40%. Ba hình thức xét tuyển THPT được áp dụng rộng rãi có thể kể đến như:
- 3 học kỳ: Kết quả điểm xét tuyển = (Điểm trung bình HKI lớp 11 + điểm trung bình HKII lớp 11 + điểm trung bình HKI lớp 12)/3
- 5 học kỳ: Kết quả điểm xét tuyển: (Điểm trung bình HKI, HKII lớp 10 + điểm trung bình HKI, HKII lớp 11 + điểm trung bình HKI lớp 12)/5
- Tổ hợp 3 môn của năm lớp 12:
-
- 4 khối phổ biến khi xét tuyển Kinh tế Tài chính: A00, A01, D01, D07
- Kết quả điểm xét tuyển: (Điểm trung bình lớp 12 môn 1 + điểm trung bình lớp 12 môn 2 + điểm trung bình lớp 12 môn 3)/3
Điểm chuẩn xét tuyển học bạ các năm cho nhóm ngành Tài chính trung bình khoảng 27 – 29 điểm.
1.2 Xét kết quả kỳ thi THPT Quốc Gia
Đây là phương thức xét tuyển chính của hầu hết các trường Đại học, chỉ tiêu xét tuyển khoảng 50 – 60%. Điểm xét tuyển Kinh tế Tài chính của thí sinh được quyết định dựa trên kết quả thi THPT do Bộ Giáo dục tổ chức với 4 khối phổ biến là:
- Khối A00: Toán – Lý – Hóa
- Khối A01: Toán – Lý – Anh
- Khối D01: Văn – Toán – Anh
- Khối D07: Toán – Hóa – Anh
Điểm chuẩn trung bình nhóm ngành Tài chính khoảng 24 điểm và 34.2 điểm (với các trường sử dụng hình thức nhân một môn hệ số 2).
1.3. Xét duyệt theo tiêu chí riêng của từng trường Đại học
Bên cạnh những hình thức xét tuyển chung, các trường Đại học hiện nay triển khai nhiều phương thức tuyển sinh riêng như: xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, xét tuyển thẳng, xét tuyển học sinh giỏi, xét tuyển học lực kết quả phỏng vấn… Cách thức xét tuyển cụ thể phụ thuộc vào từng trường Đại học, do đó để chuẩn bị tốt nhất, thí sinh nên tìm hiểu trực tiếp tại cổng thông tin trường.
2. Phương thức xét tuyển ngành Tài chính, Kinh tế của BUV
Tại Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV), ngành liên quan đến Kinh tế, Tài chính được đào tạo dưới 2 chương trình cử nhân là Tài Chính và Tài chính & Kinh tế (song bằng). Các tiêu chí xét tuyển của BUV được định hướng phù hợp với hình thức giáo dục của một trường Đại học Quốc tế với các yêu cầu bao gồm:
Yêu cầu học thuật: Từ 17 tuổi trở lên. Đáp ứng một trong những điều kiện sau:
- Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông của Việt Nam và hoàn thành Chương trình Dự bị Đại học Quốc tế
- Đỗ 2 môn trong Kỳ thi Chứng chỉ Giáo dục Phổ thông Bậc cao (Advanced GCE/A-level)
- Hoàn thành một chương trình dự bị với điểm số đáp ứng tiêu chuẩn đầu vào theo quy định của Cơ quan Đảm bảo Chất lượng của Anh Quốc đối với Giáo dục bậc cao
- Bằng Tú tài châu Âu với điểm trung bình đạt tối thiểu 60%, trong đó môn tiếng Anh đạt 60%
- Bằng Tú tài Quốc tế với điểm trung bình đạt tối thiểu 24 điểm, trong đó môn tiếng Anh đạt 4 điểm
Yêu cầu về ngoại ngữ:
- IELTS (ngoại trừ IELTS Thị thực và Nhập cư Anh Quốc – UKVI): Đạt điểm trung bình tối thiểu 6.0, trong đó mỗi kỹ năng đạt tối thiểu 5.5
- TOEFL IBT: Đạt điểm tối thiểu mỗi kỹ năng như sau: Nghe: 17; Nói: 20; Đọc: 18; Viết: 17
Đối với chương trình Cử nhân Tài chính và Kinh tế (song bằng), ngoài các điều kiện xét tuyển trên, thí sinh cần đáp ứng thêm 1 trong 2 tiêu chí:
- Hoàn thành cấp độ 3 của chương trình Cử nhân Tài chính Kinh tế với điểm đạt ở tất cả các môn hoặc cấp độ 3 của các chương trình tương đương, bao gồm nhưng không giới hạn bởi A- Level hoặc chương trình Dự bị Đại học Staffordshire.
- Sinh viên đã có trải nghiệm công việc thực tế hoặc có bằng cấp liên quan
Mọi thông tin chi tiết về phương thức tuyển sinh của BUV đã được cập nhật trên trang Tuyển sinh của trường.
3. Thời điểm xét tuyển ngành Kinh tế Tài chính
- Thời điểm xét tuyển học bạ: Từ tháng 2, nhiều trường Đại học bắt đầu triển khai mở cổng nhận hồ sơ học bạ. Quá trình xét tuyển thường trải qua nhiều đợt và thời gian xét tuyển có thể kéo dài đến tháng 9.
- Thời điểm xét tuyển điểm thi THPT: Qua các năm, thời điểm xét tuyển điểm thi THPT bắt đầu diễn ra từ tháng 7, ngay sau khi Bộ Giáo dục công bố kết quả thi.
Tại BUV, hạn nhận hồ sơ chương trình Cử nhân Tài chính và Cử nhân Tài chính & Kinh tế (song bằng) như sau:
- Cử nhân Tài chính cấp bằng bởi Đại học London: 03/10/2024
- Cử nhân Tài chính và Kinh tế cấp bằng bởi Đại học Staffordshire: 08/08/2024
4. Bí quyết tăng cơ hội trúng tuyển ngành Kinh tế Tài chính
Nếu có ý định học ngành Kinh tế Tài chính, thí sinh cần tìm hiểu các tiêu chí, phương thức xét tuyển, thời gian xét tuyển của các trường Đại học từ sớm. Sau đó lên kế hoạch học tập ôn luyện phù hợp để đạt được mục tiêu đã đề ra. BUV chia sẻ một số kinh nghiệm giúp bạn đạt kết quả cao trong các đợt xét tuyển của các trường Đại học nói chung như sau:
- Nỗ lực trong suốt quá trình học Phổ thông để nâng cao điểm trung bình tích lũy
- Đầu tư thời gian học nhiều hơn cho các môn thuộc tổ hợp thi THPT nếu xét tuyển theo điểm của kỳ thi THPT Quốc gia.
- Xem xét, lựa chọn các trường Đại học mục tiêu dựa trên các tiêu chí về chất lượng đào tạo, môi trường học tập, sự uy tín, cơ sở vật chất, điểm chuẩn qua các năm, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên trường…
- Ưu tiên đặt nguyện vọng yêu thích đầu tiên, các nguyện vọng tiếp theo cần cân nhắc đến năng lực cá nhân
- Đặt nguyện vọng và lựa chọn cơ sở đào tạo theo ngành học. Tập trung vào các cơ sở đào tạo có chuyên môn cao đối với ngành học theo đuổi.
Đối với những thí sinh quan tâm và có mong muốn nộp hồ sơ xét tuyển tại BUV, cần chuẩn bị tốt về năng lực học tập và năng lực tiếng Anh theo đúng các điều kiện tại mục 2. Ngoài ra nhằm giúp mọi sinh viên đều có cơ hội theo đuổi tấm bằng cử nhân Anh Quốc, bất kể hoàn cảnh cá nhân, BUV tổ chức nhiều chương trình học bổng giá trị cao như Học bổng Đại sứ Vương Quốc Anh, Học bổng Hiệu trưởng, Học bổng Giám đốc Đào tạo, Học bổng tài năng, Học bổng Trái tim Sư tử,…
Khi đặt mục tiêu dành các suất học bổng của BUV, sinh viên sẽ cần chuẩn bị hồ sơ xin học bổng phù hợp, với các loại giấy tờ quan trọng như đơn xin học bổng, bài luận cá nhân bằng tiếng anh, thư giới thiệu bằng tiếng anh, các chứng chỉ/bằng khen về các Hoạt động ngoại khóa (nếu có)…
Như vậy, bài viết trên là thông tin chi tiết về 3 phương thức xét tuyển Kinh tế Tài chính mới nhất 2024. Nếu các bạn học sinh hay bậc phụ huynh còn bất cứ thắc mắc nào về phương thức xét tuyển có thể liên hệ trực tiếp tới hotline 096.662.9909 hoặc email sr@buv.edu.vn để được BUV giải đáp, tư vấn nhanh chóng!