Học ngành Kinh tế Tài chính thi khối nào và 2 Hình thức xét tuyển khác bạn nên biết
Th2 22, 2024
10:29:14
Trong đề án tuyển sinh các năm gần đây, hầu hết các trường đại học giảng dạy khối ngành Kinh tế, Tài chính đều sử dụng 2 hình thức tuyển sinh phổ biến là dựa vào điểm thi THPT Quốc gia và xét điểm học bạ. Trong đó, tổ hợp môn được sử dụng để xét tuyển cho ngành này là khối A và khối D.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn được mở rộng hơn cơ hội đỗ đại học và theo đuổi ngành học yêu thích, bài viết sẽ hướng dẫn bạn một hình thức xét tuyển khác dựa trên điểm tổng kết (GPA) và chứng chỉ ngoại ngữ. Với phương thức xét tuyển này, cánh cửa đại học chưa bao giờ mở rộng hơn thế.
Bài viết dưới đây không chỉ giải đáp chi tiết cho câu hỏi “Ngành kinh tế tài chính thi khối nào?”, mà còn những thông tin về phương thức xét tuyển và các lưu ý khác. Tìm hiểu ngay nhé!
1. Ngành kinh tế tài chính xét điểm thi THPT Quốc gia khối A và D
Sau khi khảo sát chương trình tuyển sinh ở một số trường Đại học tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy rằng, tổ hợp khối A và khối D thường được sử dụng để xét tuyển vào ngành kinh tế và tài chính. Nếu bạn đang băn khoăn không biết ngành kinh tế tài chính học khối nào thì dưới đây là các tổ hợp môn phổ biến nhất:
Tổ hợp xét tuyển | Môn xét tuyển |
Aoo | Toán, Vật lý, Hóa học |
A01 | Toán, Vật lý, Tiếng Anh |
D01 | Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh |
D07 | Toán, Hóa học, Tiếng Anh |
Lưu ý:
- Mỗi trường đại học sẽ có danh sách các tổ hợp môn xét tuyển khác nhau. Do đó, bạn nên truy cập vào website của các trường Đại học mong muốn để nắm được thông tin chính xác về các tổ hợp môn xét tuyển mà nhà trường lựa chọn cho từng năm.
- Trước khi đăng ký, bạn cần tìm hiểu đúng chuyên ngành phù hợp là ngành kinh tế, ngành tài chính hay ngành học về kinh tế và tài chính. Mặc dù cùng liên quan đến sự vận hành của dòng tiền nhưng 3 ngành này có chương trình đào tạo không giống nhau.
- Ngành kinh tế: Tập trung vào đào tạo các kiến thức về vòng đời của hàng hóa, dịch vụ (từ khâu sản xuất đến phân phối và tiêu thụ) và các biến động kinh tế trong nước và trên toàn cầu.
- Ngành tài chính: Đây là một nhánh của kinh tế, tập trung vào sự vận hành của dòng tiền trong một tổ chức, doanh nghiệp, phân tích các định chế tài chính (ngân hàng, tổ chức tài chính, quỹ,…), các hình thức đầu tư (chứng khoán, bảo hiểm,…).
- Ngành kinh tế – tài chính: Đây là sự kết hợp chương trình học của hai ngành: kinh tế và tài chính. Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị các kiến thức về kinh tế (khối kiến thức về nguyên lý chung và cách thức quản lý ngân sách,…) và tài chính (khối kiến thức chung về tài chính tiền tệ, thuế, đặc biệt tập trung vào phân tích, dự đoán và quản trị rủi ro liên quan đến tài chính,…).
2. Hình thức xét tuyển ngành kinh tế tài chính ngoài điểm thi
Bên cạnh hình thức xét tuyển bằng kết quả điểm của khối thi, các bạn học sinh có thể tìm hiểu thêm về những cơ hội xét tuyển khác như: hình thức xét tuyển bằng học bạ hoặc phương thức xét tuyển năng lực học vấn (GPA) và tiếng Anh tại các trường Đại học quốc tế.
2.1. Xét tuyển bằng học bạ
Với những trường Dại học xét học bạ, có 03 cách xét thường được áp dụng là:
- Xét điểm học bạ 3 học kỳ:
Điểm xét tuyển học bạ = Điểm tổng kết học kỳ I lớp 11 + Điểm tổng kết học kỳ II lớp 11 + Điểm tổng kết học kỳ I lớp 12
- Xét điểm học bạ 5 học kỳ:
Điểm xét tuyển học bạ = Điểm tổng kết học kỳ I lớp 10 + Điểm tổng kết học kỳ II lớp 10 + Điểm tổng kết học kỳ I lớp 11 + Điểm tổng kết học kỳ II lớp 11 + Điểm tổng kết học kỳ I lớp 12
- Xét điểm học bạ của tổ hợp 3 môn năm lớp 12:
Điểm xét tuyển học bạ = Tổng điểm tổng kết 3 môn lớp 12
Ví dụ: Thí sinh xét tuyển học bạ khối D00 thì xét điểm học bạ của tổ hợp 3 môn năm lớp 12 như sau:
Điểm xét tuyển học bạ = Điểm tổng kết lớp 12 môn Toán học + Điểm tổng kết lớp 12 môn Ngữ văn + Điểm tổng kết lớp 12 môn Tiếng Anh.
* Lưu ý: Ngoài điểm tổng kết học bạ, một số trường đại học sẽ có tiêu chí xét hạnh kiểm ở bậc THPT. Do đó, bạn nên chủ động tìm hiểu các tiêu chí xét tuyển cụ thể của trường Đại học mà mình quan tâm trước khi quyết định nộp hồ sơ.
2.2. Xét tuyển không dùng điểm thi THPT Quốc gia tại các Đại học quốc tế
Với đặc thù chương trình học hầu hết bằng tiếng Anh nên các trường đại học quốc tế thường ưu tiên các thí sinh có năng lực ngoại ngữ tốt. Ngoài ra, thí sinh cần đảm bảo đã hoàn thành xong chương trình lớp 12 (tùy chương trình học có thể yêu cầu xếp loại tốt nghiệp).
Ví dụ: Đối với chuyên ngành Tài chính và Kinh tế, Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) sẽ sử dụng 2 tiêu chí là trình độ học vấn và năng lực tiếng Anh. Tại BUV, sinh viên đã hoàn thành level 3 (tương đương năm nhất tại trường) được đăng ký học song bằng cùng chuyên ngành này với chương trình học của Đại học Staffordshire. Như vậy, khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp 02 bằng gồm:
- Bằng Cử nhân chuyên ngành Tài chính và Kinh tế do Đại học Anh Quốc Việt Nam cấp
- Bằng Cử nhân (danh dự) chuyên ngành Tài chính và Kinh tế được cấp bằng bởi Đại học Staffordshire.
Tiêu chí xét trình độ học vấn và ngoại ngữ của 2 chương trình này cụ thể như sau:
Tiêu chí 1: Trình độ học vấn
Chương trình cử nhân Tài chính và Kinh tế do Đại học Anh Quốc (BUV) cấp bằng | Chương trình cử nhân Kinh tế và Tài chính do Đại học Staffordshire (Vương quốc Anh) cấp bằng | |
Yêu cầu trình độ học vấn |
Đã hoàn thành chương trình học lớp 12 tại Việt Nam hoặc tương đương |
Với sinh viên từ 17 tuổi trở lên:
Với sinh viên lớn tuổi: Cần cung cấp bằng cấp phù hợp và/hoặc chứng minh kinh nghiệm chuyên môn. |
Tiêu chí 2: Năng lực ngoại ngữ
Chương trình cử nhân Kinh tế và Tài chính do Đại học Anh Quốc (BUV) cấp bằng | Chương trình cử nhân Kinh tế và Tài chính do Đại học Staffordshire (Vương quốc Anh) cấp bằng | |
Yêu cầu trình độ học vấn |
|
|
BUV đưa ra hai tiêu chí xét tuyển nêu trên với mục đích tìm kiếm những sinh viên có đủ năng lực theo học chương trình và phát triển trong môi trường học tập quốc tế tại đây. Nhờ đó, khi tốt nghiệp chương trình Tài chính và Kinh tế tại BUV, sinh viên sẽ đạt được những năng lực đầu ra gồm:
- Kiến thức: Nắm vững kiến thức về môi trường kinh tế toàn cầu, môi trường kinh tế, biết cách ứng dụng các lý thuyết kinh tế vi mô, tài chính doanh nghiệp, quản trị rủi ro,…
- Giá trị, thái độ và sự chuyên nghiệp: Biết cách tiếp cận công việc chuyên nghiệp, tôn trọng sự khác biệt và thích nghi với văn hóa trong môi trường làm việc
- Kỹ năng thực tế: Biết cách tổng hợp, sắp xếp và trình bày một vấn đề hiệu quả
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Xây dựng tư duy logic và phân tích phản biện, biết cách sử dụng công nghệ (công nghệ thông tin và các loại công nghệ liên quan).
- Kỹ năng quản lý, kinh doanh: Phát triển khả năng làm việc độc lập
- Kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm: Thông qua các cuộc thảo luận, hội thảo trên lớp, sinh viên sẽ phát triển khả năng trao đổi thông tin, phân công công việc, đánh giá tiềm năng nhân sự và chịu trách nhiệm trước tập thể.
- Kỹ năng quản lý thông tin và học tập suốt đời: Ghi nhớ và áp dụng các phương pháp/kỹ thuật học tập để vận dụng, bồi đắp kiến thức và liên tục cập nhật các thông tin mới.
- Kỹ năng và trách nhiệm xã hội: Rèn luyện khả năng quản lý bản thân, sắp xếp thời gian để hoàn thành các mục tiêu.
Với kiến thức và các kỹ năng được đào tạo trên, sinh viên khi tốt nghiệp thường làm việc tại ngân hàng, các quỹ đầu tư, tổ chức tài chính với các vị trí như Giám đốc Tài chính, Nhà phân tích đầu tư, Nhà phân tích rủi ro,…
Ngoài ra, với 02 bằng cử nhân do BUV và Đại học Staffordshire cấp, sinh viên BUV thường có nhiều cơ hội du học các chương trình sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) tại Anh,… và làm việc tại các môi trường quốc tế chuyên nghiệp, năng động, đãi ngộ tốt.
>>> Tham khảo: 3 phương thức xét tuyển ngành Kinh tế Tài chính mới nhất 2024
Tổng kết
Tìm hiểu về ngành kinh tế tài chính thi khối nào là bước đầu tiên để các bạn học sinh THPT chuẩn bị cho bước chuyển tiếp trong tương lai của mình. Khác với việc sử dụng điểm thi THPT Quốc gia của hai tổ hợp khối A và khối D và điểm học bạ thường thấy ở các trường công lập, hình thức xét tuyển bằng GPA và chứng chỉ ngoại ngữ của BUV sẽ mở rộng cơ hội theo đuổi khối ngành Tài chính – Kinh tế của các bạn.
Với những học sinh có nhu cầu học chương trình Cử nhân Tài chính và Kinh tế tại BUV, hãy đảm bảo rằng bạn có khả năng hoàn thành chương trình THPT và có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương IELTS từ 4.5 trở lên. Cánh cửa BUV luôn rộng mở với bạn!
Để được tư vấn cụ thể về chương trình Cử nhân Tài chính và Kinh tế (song bằng) tại BUV, bạn vui lòng liên hệ qua các kênh dưới đây nhé:
- Hotline: +84 96 662 9909
- Email: sr@buv.edu.vn
- Website: https://www.buv.edu.vn/
- Fanpage: British University Vietnam