Phân biệt hai ngành Kế toán Tài chính và Kế toán Quản trị
Th7 19, 2024
11:30:03
Kế toán Tài chính và Kế toán Quản trị là hai ngành học quan trọng thuộc khối ngành Kế toán. Kế toán Tài chính tập trung vào việc thu thập, xử lý và báo cáo dữ liệu tài chính của một tổ chức để cung cấp thông tin cho các bên liên quan. Trong khi đó, Kế toán Quản trị lại tập trung vào việc sử dụng thông tin để hỗ trợ việc qua quyết định chiến lược và quản lý trong tổ chức. Mỗi ngành học đều hướng đến những mục tiêu riêng với chương trình đào tạo khác nhau. Chi tiết về hai ngành học này sẽ được BUV giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây!
1. Điểm giống nhau giữa Kế toán Tài chính và Kế toán Quản trị
Trước khi tìm hiểu điểm giống nhau giữa Kế toán Tài chính và Kế toán Quản trị, cùng điểm qua định nghĩa của hai khái niệm trên:
Định nghĩa Kế toán Tài chính: Kế toán Tài chính là ngành học tập trung vào các kiến thức về quá trình thu thập, xử lý, phân tích và đánh giá dữ liệu và báo cáo thông tin tài chính của các tổ chức và cá nhân. Khi theo học chương trình này, sinh viên sẽ được học về các nguyên tắc kế toán cơ bản, phương pháp ghi chép và tiêu chuẩn kế toán quốc tế.
Định nghĩa Kế toán Quản trị: Kế toán Quản trị là ngành học tập trung vào việc sử dụng thông tin rút ra từ dữ liệu kế toán để hỗ trợ việc ra quyết định chiến lược nhằm quản lý trong tổ chức. Trong chương trình này, sinh viên sẽ học về các phương pháp thu thập thông tin kế toán, phân tích chi phí, quản lý rủi ro và hiệu suất hoạt động.
Như vậy, Kế toán Tài chính và Kế toán Quản trị đều là hai ngành học có vị trí quan trọng trong lĩnh vực Kế toán và cùng hướng tới một số mục tiêu chung. Cụ thể như sau:
- Mục tiêu: Kế toán Tài chính và Kế toán Quản trị đều có chung một mục tiêu hướng tới là phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: doanh thu, chi phí, tài sản, nguồn vốn,… Từ đó góp phần hỗ trợ quản lý và đưa ra các quyết định chiến lược cho doanh nghiệp.
- Nguồn thông tin: Kế toán Tài chính và Kế toán Quản trị có mối quan hệ chặt chẽ về số liệu thông tin. Các số liệu của hai bộ phận trên đều được xuất phát từ chứng từ gốc.
- Quy trình thu thập và xử lý thông tin: Cả hai lĩnh vực đều có quy trình thu thập, xử lý và báo cáo thông tin kế toán thông suốt. Dù có sự khác biệt trong phương pháp và mục đích sử dụng thông tin, nhưng cơ sở dữ liệu và quy trình này thường giống nhau.
2. Điểm khác nhau giữa ngành Kế toán Tài chính và Kế toán Quản trị
Bên cạnh những điểm tương đồng, Kế toán Tài chính và Kế toán Quản trị cũng có những điểm khác biệt khi nghiên cứu sâu về từng ngành. Một số điểm nổi bật khác nhau giữa hai ngành học cụ thể như sau:
Tiêu chí | Kế toán Tài chính | Kế toán Quản trị |
Mục tiêu đào tạo cụ thể | Người học có khả năng hiểu và áp dụng các nguyên tắc kế toán để thu thập, xử lý và báo cáo thông tin tài chính. | Người học có kỹ năng phân tích và sử dụng thông tin kế toán để dự báo dòng tiền, xu hướng kinh doanh trong tương lai, hỗ trợ đưa ra quyết định đầu tư, phân tích tỷ suất sinh lời… nhằm kiểm soát và đánh giá các chiến lược thực hiện, hỗ trợ việc ra quyết định hiệu quả trong tổ chức. |
Phạm vi nghiên cứu | Thường tập trung vào các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính, kiểm toán, quản lý rủi ro tài chính và pháp luật kế toán. | Thường liên quan đến quản lý chi phí, quản lý hiệu suất, quản lý rủi ro, và các phương pháp quản trị chiến lược. |
Mục đích sử dụng thông tin | Chủ yếu cung cấp thông tin cho các bên liên quan bên ngoài tổ chức. | Chủ yếu cung cấp thông tin cho bên trong tổ chức. |
Kỹ năng | Các kỹ năng phân tích, kỹ năng toán học, kỹ năng tổng hợp báo cáo tài chính, kỹ năng làm việc nhóm,… | Các kỹ năng ghi chép, tổng hợp, lập báo, phân tích các dữ liệu tài chính,… |
Chi tiết những điểm khác biệt của Kế toán Tài chính và Kế toán Quản trị dựa theo những tiêu chí trên cụ thể như sau:
2.1. Mục tiêu cụ thể
- Kế toán Tài chính:
Mục tiêu đào tạo cụ thể của Kế toán Tài chính là giúp người học sau khi tốt nghiệp có khả năng nắm rõ tình hình tài chính trong doanh nghiệp, lập báo cáo cung cấp những thông tin chi tiết về tình hình tài chính, doanh thu, dòng tiền doanh nghiệp phục vụ cho những vấn đề tài chính, kinh tế. Ngoài ra, vị trí này còn đảm nhận vai trò phản ánh những biến động và tình trạng tài sản, dòng tiền vốn trong doanh nghiệp.
- Kế toán Quản trị:
Mục tiêu đào tạo cụ thể của Kế toán Quản trị là giúp người học có khả năng tổng hợp, phân tích, nghiên cứu và cung cấp những thông tin kinh tế, quản lý dự án, chi phí hoặc hiệu quả hoạt động phục vụ cho việc điều hành những hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, ngành học cung cấp kiến thức giúp người học có thể nắm bắt những vấn đề đã-đang-sẽ tồn tại trong lĩnh vực tài chính của doanh nghiệp, qua đó giúp nhà quản lý đưa ra quyết định chính xác.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Kế toán Tài chính: Phạm vi nghiên cứu thường tập trung vào các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính, kiểm toán, quản lý rủi ro tài chính và pháp luật kế toán,..
- Kế toán Quản trị: Phạm vi nghiên cứu trong lĩnh vực này thường liên quan đến quản lý chi phí, quản lý hiệu suất, quản lý rủi ro và các phương pháp quản trị chiến lược,…
2.3. Mục đích sử dụng thông tin
- Kế toán Tài chính: Mục tiêu chính là cung cấp thông tin cho các bên liên quan bên ngoài tổ chức như cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà nước,… để đánh giá tình hình tài chính và hiệu suất hoạt động của tổ chức.
- Kế toán Quản trị: Mục tiêu chính là cung cấp thông tin cho bên trong tổ chức ở cấp lãnh đạo hoặc quản lý để hỗ trợ quyết định quản trị hàng ngày và chiến lược.
2.4. Kỹ năng được trang bị
- Kế toán Tài chính: Sinh viên học Kế toán Tài chính được trang bị đầy đủ các kỹ năng, bao gồm kỹ năng phân tích, kỹ năng toán học, kỹ năng tổng hợp báo cáo tài chính, kỹ năng làm việc nhóm,… Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể hoàn thiện các báo cáo tài chính, xem xét dòng tiền trong doanh nghiệp và hỗ trợ đưa ra quyết định phù hợp.
- Kế toán Quản trị: Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học ngành Kế toán Quản trị được rèn luyện các kỹ năng như kỹ năng ghi chép, tổng hợp, lập báo, phân tích các dữ liệu tài chính, đánh giá và dự đoán xu hướng của kinh tế hay dòng tiền… Qua đó, sinh viên có khả năng phát triển, hỗ trợ các kỹ năng chuyên môn như đo lường, đánh giá kết quả; tổ chức thực hiện; ra quyết định và định hướng phương án tài chính.
Khi theo học chương trình Kế toán và Tài chính (cấp bằng bởi Đại học London) hay Tài chính Kế toán (cấp bằng bởi Đại học Staffordshire) tại BUV, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức, kỹ năng về chuyên môn song song với việc rèn luyện bộ kỹ năng mềm nâng cao Năng lực cá nhân và kỹ năng xã hội để chuẩn bị trước khi bước vào môi trường làm việc thực tế. Hiện nay, BUV là cơ sở đào tạo Cử nhân duy nhất có chương trình này tại Việt Nam. Độc giả có thể tham khảo chi tiết tại Chương trình Nâng cao Năng lực Cá nhân và Kỹ năng Xã hội.
3. Tố chất nào phù hợp với ngành Kế toán Tài chính và Kế toán Quản trị?
Kế toán Tài chính và Kế toán Quản trị giúp sinh viên có cơ hội làm việc với mức lương triển vọng. Tuy nhiên, chương trình kiến thức và mục tiêu đào tạo của mỗi ngành học có những tiêu chí riêng biệt. Do đó, sinh viên nên tìm hiểu kỹ càng để định hướng và đưa ra lựa chọn được ngành học phù hợp.
3.1. Trường hợp nên theo học Kế toán Tài chính
Khi theo học Kế toán Tài chính, sinh viên được yêu cầu chuẩn bị những kỹ năng quan trọng để quá trình học tập diễn ra thuận lợi. Những sinh viên phù hợp với Kế toán Tài chính có những điểm nổi bật sau đây:
- Có khả năng tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác trong công việc: Trong quá trình làm việc tại vị trí kế toán tài chính, sinh viên cần làm việc với nhiều con số và tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin tài chính khác nhau. Do đó, sự tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác là ưu điểm giúp sinh viên theo đuổi ngành học thuận lợi hơn.
- Trách nhiệm, kỷ luật và nguyên tắc: Kế toán Tài chính yêu cầu những thông tin có tính pháp lệnh, tuân theo những nguyên tắc và chuẩn mực trong kế toán. Do đó, người học cần có tố chất tuân thủ theo kỷ luật, làm việc có nguyên tắc, tổ chức và đặc biệt là tinh thần trách nhiệm.
- Chịu được áp lực cao: Trong môi trường làm việc, có những giai đoạn bộ phận kế toán cần phải làm việc với cường độ cao. Do đó, khả năng chịu áp lực tốt giúp sinh viên có thể hoàn thành tốt trách nhiệm và làm việc đảm bảo hiệu suất.
- Phẩm chất trung thực, minh bạch: Kế toán tài chính là vị trí liên quan mật thiết đến dòng tiền của doanh nghiệp, mọi thông tin đều cần phản ánh đúng, chính xác và trung thực thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp.
- Có khả năng nghiên cứu, phân tích số liệu: Theo học những ngành thuộc nhóm ngành Kế toán, sinh viên cần trang bị khả năng nghiên cứu, phân tích số liệu với nền tảng toán học tốt.
- …
3.2. Trường hợp nên theo học Kế toán Quản trị
Để theo học ngành Kế toán Quản trị, sinh viên cần học tập và rèn luyện kết hợp nhiều kỹ năng khác nhau. Trong đó, sinh viên có thể lựa chọn theo học ngành Kế toán Quản trị khi có một số những đặc điểm nổi bật sau đây:
- Có khả năng lãnh đạo đội nhóm: Quá trình làm việc tại vị trí Kế toán Quản trị đi sâu vào từng cá nhân, phòng ban trong doanh nghiệp. Do đó, khả năng làm việc hoặc lãnh đạo đội nhóm tốt là điểm mạnh cho thấy sinh viên phù hợp với ngành học.
- Nhạy bén trong kinh doanh: Kế toán quản trị có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhà quản lý đưa ra những quyết định kinh doanh dựa vào nguồn thông tin tài chính. Do đó, sinh viên cần có khả năng hiểu rõ từng hoạt động, tính chất công việc trong kinh doanh nhằm đưa ra những giải pháp kế toán hợp lý.
- Khả năng giao tiếp: Sinh viên có khả năng giao tiếp, thuyết trình tốt có thể trình bày, giải quyết những vấn đề liên quan đến Tài chính một cách chính xác, rõ ràng.
- Tư duy phân tích: Để đảm nhận vị trí kế toán quản trị, sinh viên cần có khả năng phân tích tốt cách dữ liệu, dễ dàng nhận ra những vấn đề và xu hướng trong hệ thống kế toán nhằm đưa ra những biện pháp kiểm soát đúng đắn.
- Tư duy phản biện: Với kỹ năng này, sinh viên theo học Kế toán Quản trị có thể xem xét kỹ lưỡng, phân tích chi tiết và suy nghĩ logic để giúp họ tìm được những vấn đề tiềm ẩn trong hệ thống tài chính.
- Hiểu biết thấu đáo về nguyên tắc trong thuế: Quy định về thuế thường phức tạp và thay đổi liên tục. Do đó với vị trí kế toán quản trị, sinh viên cần có hiểu biết và sự cập nhật thường xuyên về những nguyên tắc thuế để đảm bảo tính chính xác và giúp doanh nghiệp tuân thủ theo đúng quy định.
- …
Hiện nay, học viên có thể tham khảo một số chương trình học trong lĩnh vực Kế toán Tài chính nổi bật tại BUV bao gồm: Chương trình Kế toán và Tài chính (cấp bằng bởi đại học London, chỉ đạo học thuật bởi Trường Kinh tế Chính trị London – xếp thứ 7 về đào tạo Kinh tế trên toàn cầu) hoặc Chương trình Tài chính Kế toán (cấp bằng bởi đại học Staffordshire được công nhận trên toàn thế giới). Các chương trình học được thiết kế với nội dung kiến thức phù hợp với xu thế toàn cầu, cung cấp nền tảng vững chắc cho mọi sinh viên theo học trong tương lai.
Bên cạnh đó, với phương pháp tiếp cận thực tế, sinh viên theo học tại BUV có cơ hội tham gia vào những dự án để giải quyết các bài toán thực tiễn trong lĩnh vực Tài chính – Kế toán của doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên của BUV sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng để sẵn sàng hoàn thành tốt các công việc trong tương lai.
Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp chi tiết những thông tin liên quan đến Kế toán Tài chính và Kế toán Quản trị giúp các sĩ tử có thêm các góc nhìn, phân biệt sự khác nhau giữa hai ngành học để đưa ra lựa chọn phù hợp. Nếu cần tư vấn hoặc có thắc mắc, phụ huynh và học sinh có thể liên hệ đến số hotline 0247 7700 909 hoặc email sr@buv.edu.vn, Zalo để được BUV hỗ trợ nhanh chóng!