Phân biệt Quản trị Marketing và Quản trị Thương hiệu
Th2 22, 2024
10:17:29
Quản trị Marketing và Quản trị Thương hiệu là hai lĩnh vực quan trọng trong Marketing. Trong khi Quản trị Thương hiệu chịu trách nhiệm xây dựng giá trị thương hiệu thì Quản trị Marketing tập trung vào các hoạt động nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu và tạo ra sự gắn kết giữa khách hàng với thương hiệu. Để hiểu rõ hơn về hai ngành này và có lựa chọn đúng đắn, BUV sẽ giúp bạn đọc nghiên cứu sâu hơn trong bài viết dưới đây!
1. Quản trị Marketing và Quản trị Thương hiệu là gì?
Trước tiên để hiểu sự khác biệt giữa hai ngành Quản trị Thương hiệu và Quản trị Marketing, học sinh/sinh viên nên nắm rõ khái niệm về hai chương trình học này:
1.2. Quản trị Marketing là gì?
Quản trị Marketing là ngành tập trung vào quản lý cũng như các phương thức xây dựng, quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu doanh nghiệp. Quản trị Marketing thường học về:
- Các kiến thức: quản lý, xây dựng thương hiệu, danh tiếng thương hiệu, danh tiếng sản phẩm, tìm kiếm thị trường mục tiêu và thúc đẩy thương hiệu trong tâm thức khách hàng mục tiêu, đánh giá các chiến dịch… để đạt được mục tiêu kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.
- Các hoạt động: phân tích, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện các biện pháp để đạt được mục tiêu Marketing.
1.2. Quản trị Thương hiệu là gì?
Quản trị thương hiệu là quá trình phát triển thương hiệu và quản lý để đảm bảo phản ánh đúng giá trị và thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền đạt đến khách hàng. Điều này bao gồm nhiều hoạt động: từ việc định vị thương hiệu, xây dựng thương hiệu và xác định chiến lược quảng bá thương hiệu, đến việc quản lý hình ảnh thương hiệu, duy trì qua thời gian. Quản trị Thương hiệu là một phần quan trọng của Quản trị Marketing.
Các yếu tố cần chú ý khi thực hiện Quản trị Thương hiệu bao gồm:
- Các yếu tố hữu hình: Sản phẩm, nhận diện thương hiệu, đóng gói…
- Các yếu tố vô hình: Mức độ nhận biết, độ phổ biến của thương hiệu với khách hàng, cảm tình với thương hiệu, mối quan hệ của khách hàng với thương hiệu,…
2. Điểm giống nhau giữa Quản trị Marketing và Quản trị Thương hiệu
Trước tiên, Quản trị Marketing và Quản trị Thương hiệu là hai ngành có khá nhiều điểm tương đồng về mục tiêu và yêu cầu công việc.
- Đều nghiên cứu và phát triển dựa trên hành vi/tâm lý khách hàng: Mọi hoạt động liên quan đến thương hiệu đều được nghiên cứu dựa trên thị trường và tâm lý của khách hàng mục tiêu. Tương tự, mọi hoạt động Marketing cũng đều dựa trên hành vi/tâm lý của khách hàng.
- Đều chịu tác động của sự thay đổi: Sự thay đổi liên tục của công nghệ và thị trường đều ảnh hưởng đến cả hai ngành này.
- Đều có mục tiêu chung: Cả hai ngành đều tập trung đến phát triển, nâng cao giá trị cho thương hiệu và doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm.
3. Điểm khác nhau giữa Quản trị Marketing và Quản trị Thương hiệu
Dưới đây là một số điểm khác biệt cụ thể giữa hai ngành học Quản trị Marketing và Quản trị Thương hiệu:
Tiêu chí | Quản trị Thương hiệu | Quản trị Marketing |
Mục tiêu | Xây dựng hình ảnh của thương hiệu, tạo nhận thức về thương hiệu để thu hút, duy trì mức độ yêu thích với công chúng mục tiêu. | Chú trọng vào việc tối ưu hóa các chiến lược quảng cáo và tiếp thị để đạt được mục tiêu kinh doanh. |
Phạm vi công việc | Tập trung vào việc xây dựng, phát triển và quản lý một thương hiệu cụ thể để tạo ra giá trị, niềm tin trong tâm trí khách hàng. | Tập trung và tiếp cận, tương tác với khách hàng để tạo ra giá trị và thúc đẩy khách hàng mua hàng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu. |
Hiệu quả | Thường chỉ thấy được sau một thời gian dài, mang giá trị lâu dài. | Có thể thấy được ngay tức thì và cả trong dài hạn. |
Chương trình giảng dạy | Nghiên cứu chuyên sâu về khách hàng và thị trường, kiến thức về xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu,… | Kiến thức chú trọng: phân tích môi trường và cơ hội marketing, thiết lập chiến lược và lên kế hoạch, hoạch định chương trình marketing, triển khai và kiểm tra,… |
Cơ hội nghề nghiệp | Các công việc liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng, sáng tạo nội dung… | Các công viên chuyên sâu về Marketing, quảng cáo, nghiên cứu thị trường… |
3.1. Mục tiêu của hai ngành học
Quản trị Thương hiệu: Quản trị Thương hiệu hướng tới mục tiêu xây dựng hình ảnh của thương hiệu, tạo nhận thức về thương hiệu giúp khách hàng ấn tượng, ghi nhớ và yêu thích thương hiệu. Các trải nghiệm thương hiệu này cần mang tính nhất quán giúp thiết lập niềm tin vào doanh nghiệp, từ đó xây dựng giá trị thương hiệu trường tồn theo thời gian.
Mục tiêu của Quản trị Thương hiệu là giải quyết các vấn đề:
- Quyết định nhận diện thương hiệu trông như thế nào: logo, màu sắc đặc trưng và phong cách hình ảnh, âm thanh đặc trưng, quy cách sử dụng nhận diện.
- Định vị thương hiệu: giá trị, sứ mệnh của thương hiệu.
- Xây dựng thương hiệu, phát triển và duy tri….
Quản trị Marketing: Mục tiêu dài hạn của Quản trị Marketing là chứng minh giá trị sản phẩm, củng cố lòng trung thành với thương hiệu và tăng doanh số bán hàng bằng cách cung cấp giá trị cho khách hàng thông qua nhiều phương thức tiếp thị.
Mục tiêu này đạt được bằng cách liên tục nghiên cứu và phân tích khách hàng để trả lời một câu hỏi cơ bản:
- Vì sao người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp?
- Họ tiếp cận được các sản phẩm/dịch vụ ở đâu, khi nào và bằng cách nào?
Đối với nhiều khách hàng mới, lần gặp gỡ đầu tiên của họ với thương hiệu sẽ đến từ một quảng cáo hoặc một phần nội dung mà hoạt động Quản trị Marketing tạo nên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu và thực hiện
Quản trị Thương hiệu: Công việc của người làm Quản trị Thương hiệu sẽ tập trung vào phát triển một thương hiệu. Phạm vi nghiên cứu của ngành là tập trung vào việc xây dựng, phát triển và quản lý một thương hiệu cụ thể để tạo ra giá trị, niềm tin trong tâm trí khách hàng. Những người Quản trị Thương hiệu có thể sẽ cần sự kết nối giữa các bộ phận khác. Sau đó, khi đã xác định được thương hiệu, nhóm Quản trị Thương hiệu sẽ đưa ra nguyên tắc thương hiệu cho toàn công ty..
Quản trị Marketing: Quản trị Marketing: Công việc của người Quản trị Marketing tập trung phát triển cộng đồng khách hàng, công chúng. Phạm vi của Quản trị Marketing là tiếp cận, tương tác với khách hàng để tạo ra giá trị và thúc đẩy khách hàng mua hàng. Quản trị Marketing được ví như những người sử dụng “quyền lực” của thương hiệu.
3.3. Chương trình giảng dạy
Chương trình giảng dạy của ngành Quản trị Thương hiệu và Quản trị Marketing có sự khác biệt rõ rệt khi đi sâu vào kiến thức chuyên ngành.
Quản trị Thương hiệu: Tùy vào từng đơn vị đào tạo mà chương trình đào tạo ngành Quản trị Thương hiệu có thể khác nhau, tuy nhiên sẽ có những kiến thức từ căn bản đến chuyên sâu, đảm bảo khi ra trường họ sẽ là những cử nhân làm được công việc về Quản trị Thương hiệu. Những kiến thức bao gồm:
- Hành vi khách hàng;
- Quan hệ với khách hàng;
- Chiến lược thương hiệu;
- Quản trị thương hiệu;
- Định giá và chuyển nhượng thương hiệu;
- Truyền thông marketing;
- Quảng cáo và xúc tiến thương mại quốc tế…
Quản trị Marketing: Ngành Quản trị Marketing cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức chuyên sâu về quản lý, phương thức xây dựng và quảng bá thương hiệu, hiểu thị trường và khách hàng mục tiêu, đánh giá các đối thủ cạnh tranh…
Khi theo học chuyên ngành Quản trị Marketing, sinh viên sẽ được đào tạo và rèn luyện thông qua những môn học chuyên sâu sau:
- Phân tích thị trường và hành vi người tiêu dùng
- Nghiên cứu Marketing
- Digital Marketing
- Marketing quốc tế (Marketing toàn cầu)
- Marketing dịch vụ
- Marketing trải nghiệm.
Đặc biệt, với sinh viên theo học chương trình Quản trị Marketing tại BUV sẽ được đào tạo các môn học mang tính cập nhật với xu thế như: Dữ liệu lớn, Mạng xã hội và Lập kế hoạch nội dung, Chiến lược và Kế hoạch Marketing số,… Đây là những môn học mang tính ứng dụng, thiết thực với định hướng nghề nghiệp về marketing trong tương lai.
3.4. Cơ hội nghề nghiệp
Quản trị Thương hiệu: Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân chuyên ngành Quản trị thương hiệu có thể làm các công việc phù hợp với ngành học của mình như:
- Các công việc liên quan đến truyền thông, marketing, quảng cáo và xúc tiến thương mại, quan hệ công chúng;
- Các công việc quản trị chiến lược;
- Trở thành giảng viên làm việc tại các trường học, đơn vị đào tạo về Quản trị thương hiệu.
Những cơ quan, tổ chức mà cử nhân ngành Quản trị thương hiệu có thể làm việc bao gồm:
- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm dịch vụ;
- Các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận, các viện nghiên cứu, các trường học;
- Các Sở Công thương, các bệnh viện, đơn vị sở hữu trí tuệ, các đơn vị quản lý thị trường hoặc các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
- Làm quản lý cho các nghệ sĩ, KOL (người nổi tiếng).
Quản trị Marketing: Những kiến thức chuyên sâu trong chương trình học sẽ đem đến nhiều cơ hội rộng mở cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị Marketing. Sinh viên học có thể phát triển tại những môi trường làm việc đa dạng như:
- Các công ty chuyên về marketing
- Các công ty quảng cáo
- Các công ty truyền thông
- Phòng Marketing của các tổ chức
Bên cạnh đó, có thể kể đến một số nghề nghiệp sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi hoàn thành chương trình học Quản trị Marketing:
- Quản lý nội dung web
- Quản lý Digital Marketing
- Chuyên viên Quan hệ Công chúng
- Chuyên gia Truyền thông Marketing
- Chuyên viên Nghiên cứu thị trường
- Nhân viên phát triển nội dung, thiết kế hình ảnh truyền thông.
4. Sinh viên nên lựa chọn ngành Quản trị Marketing hay Quản trị Thương hiệu?
Để biết bản thân phù hợp với công việc nào, các sĩ tử nên lựa chọn khi:
4.1. Trường hợp nên lựa chọn ngành Quản trị Thương hiệu
Sinh viên ưu tiên lựa chọn ngành Quản trị Thương hiệu khi:
- Có kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng truyền đạt một cách rõ ràng.
- Thích nghiên cứu và theo dõi xu hướng thị trường và các chiến dịch truyền thông trên thị trường.
- Có khả năng tư duy chiến lược và muốn đóng góp vào việc xây dựng chiến lược thương hiệu.
- Có kỹ năng phân tích dữ liệu để hỗ trợ hoạt động phát triển thương hiệu trên thị trường.
- Sở hữu khả năng lãnh đạo để đưa ra định hướng và kết nối các phòng ban.
4.2. Trường hợp nên lựa chọn ngành Quản trị Marketing
Sinh viên ưu tiên lựa chọn ngành Quản trị Marketing khi:
- Có đam mê và hiểu biết về người tiêu dùng, nhu cầu thị trường và cách tạo ra chiến lược tiếp thị sáng tạo.
- Có kỹ năng giao tiếp và khả năng truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng.
- Quan tâm về các hoạt động kinh doanh, hoạch định chiến lược
- Thích phân tích dữ liệu thị trường, đánh giá xu hướng và dự đoán nhu cầu của khách hàng.
- Ưa thích sự đổi mới và sẵn sàng thích ứng với những biến động nhanh chóng của thị trường.
- Mong muốn làm việc trong môi trường năng động, linh hoạt và đầy thách thức.
>>> Việc phân biệt rõ ràng giữa Quản trị Marketing và Quản trị Thương hiệu sẽ giúp bạn dễ dàng trả lời câu hỏi Nên học Marketing thương mại hay Quản trị thương hiệu? tùy theo mục tiêu nghề nghiệp của mình.
Đối với học sinh đang muốn tìm môi trường học Marketing chất lượng, uy tín, đồng thời muốn thử sức với môi trường quốc tế thì Chương trình Cử nhân Digital & Social Media Marketing tại trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) là sự lựa chọn phù hợp.
BUV hiện là trường Đại học quốc tế đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được chứng nhận đạt mức tiêu chuẩn 5 sao toàn diện và được xác nhận bởi Cơ quan Đảm bảo chất lượng Giáo dục Đại học Anh Quốc (QAA). Đây là đơn vị chịu trách nhiệm kiểm định, đảm bảo chất lượng của các trường đại học tại Anh và các cơ sở đào tạo chương trình bậc cao của Anh Quốc trên thế giới.
>>> Xem thêm: 7+ thông tin về ngành Quản trị Marketing Quốc tế
Hiện tại, trường đang triển khai chương trình đào tạo Cử nhân Quản trị Marketing với thời gian đào tạo là 3 năm. Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên sẽ được cấp bằng Cử nhân chương trình Quản trị Marketing từ Đại học Staffordshire đi kèm cơ hội làm việc rộng mở từ mạng lưới hơn 500 đối tác doanh nghiệp của BUV.
Khi theo học về Quản trị Marketing tại BUV, sinh viên sẽ được học các kiến thức đa dạng về thương hiệu và marketing. Trong đó, môn học Thương hiệu và Uy tín của doanh nghiệp trong chương trình học sẽ giúp sinh viên được học những kiến thức để quản trị cả thương hiệu doanh nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp khi theo học ngành ngành Quản trị Marketing tại BUV được đánh giá đa dạng cả trong nước và quốc tế:
- Chuyên gia Marketing Kỹ thuật số
- Chuyên gia Lập kế hoạch Truyền thông
- Chuyên viên Quan hệ Công chúng
- Chuyên gia Truyền thông Marketing
- Chuyên viên Nghiên cứu thị trường.
- Cấp quản lý
- Mở công ty riêng…
Như vậy, bài viết đã tổng hợp các thông tin về hai ngành Quản trị Marketing và Quản trị Thương hiệu, giúp phụ huynh học sinh dễ dàng định hướng và lựa chọn ngành học phù hợp. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm về chương trình Cử nhân Quản trị Marketing tại BUV, độc giả vui lòng liên hệ đến số hotline +84 96 662 9909 hoặc email sr@buv.edu.vn để được tư vấn cụ thể!