Hiểu đúng về Quản trị Marketing và Marketing
Th8 09, 2024
02:25:39
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất của khái niệm Quản trị Marketing và Marketing, phạm vi và cơ hội nghề nghiệp. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn được ngành học phù hợp với năng lực, sở thích và định hướng phát triển trong tương lai.
1. Khái niệm Marketing và Quản trị Marketing
Marketing là hoạt động tiếp thị nhằm quảng bá sản phẩm và thương hiệu tiếp cận đến nhóm khách hàng mục tiêu và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Các hoạt động chính của marketing bao gồm: nghiên cứu sản phẩm và thị trường, phân tích giá, cách phân phối sản phẩm và thực hiện các hoạt động quảng bá và đánh giá hiệu quả chiến dịch.
Để hoạt động Marketing đạt hiệu quả tiếp thị như mong đợi, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược; thiết lập mục tiêu; quản lý và đánh giá quá trình thực thi các kế hoạch Marketing,… Tất cả các công việc liên quan tới quản trị trong lĩnh vực Marketing có tên gọi là Quản trị Marketing.
Như vậy, Marketing là một khái niệm rộng đề cập tới các hoạt động tiếp thị sản phẩm để tiếp cận khách hàng, bao gồm cả Quản trị Marketing. Quản trị Marketing tập trung vào việc hoạch định, lập kế hoạch chiến lược, quản trị mọi khía cạnh trong Marketing để đạt mục tiêu kinh doanh và truyền thông của doanh nghiệp. |
Khi học Marketing, sinh viên được đào tạo về các phương pháp nghiên cứu nhu cầu của thị trường, thấu hiểu chân dung khách hàng, kỹ năng hoạch định chiến lược để phát triển sản phẩm/dịch vụ phù hợp, xây dựng và quản lý thương hiệu,… Bên cạnh đó, sinh viên sẽ học và thực hành các phương thức tiếp thị và quảng cáo nhằm đưa sản phẩm/dịch vụ tiếp cận, thu hút hiệu quả khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp; đồng thời, nâng cao lợi thế cạnh tranh với vô vàn đối thủ trên thị trường.
Đối với Quản trị Marketing, sinh viên sẽ nghiên cứu sâu về các hoạt động quản trị như cách phân tích thị trường và đối thủ từ đó xây dựng nên kế hoạch Marketing, quản lý ngân sách tiếp thị và đo lường hiệu quả các chiến lược đã đề ra.
2. Phân biệt Marketing và Quản trị Marketing
Dưới đây là những điểm cơ bản giúp bạn phân biệt dễ dàng về bản chất của ngành Quản trị Marketing và Marketing.
2.1 Điểm giống nhau
Marketing và Quản trị Marketing có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đều hướng tới mục tiêu chung là quảng bá thương hiệu và sản phẩm đến khách hàng, từ đó gia tăng lợi nhuận và thị phần cho doanh nghiệp.
Cả hai ngành Marketing và Quản trị Marketing đều thực thi những khía cạnh bao gồm:
- Nghiên cứu và phát triển lợi thế độc đáo của sản phẩm (Unique Selling Point) để truyền thông tới khách hàng, khiến họ cảm thấy ấn tượng, ghi nhớ về thương hiệu và sản phẩm.
- Nghiên cứu và phân tích thị trường, nghiên cứu về giá và chương trình ưu đãi, hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và sự cạnh tranh trên thị trường.
- Lựa chọn thị trường và nhóm khách hàng mục tiêu nhằm xây dựng những chiến lược tiếp thị thành công với nhiều điểm chạm trên hành trình mua hàng.
- Lập kế hoạch Marketing chi tiết về mục tiêu, các đầu việc, kết quả đầu ra, những thuận lợi và rủi ro, tiến độ công việc,…
- Thực thi và đánh giá hiệu quả của các chiến lược Marketing để điều chỉnh và cải thiện theo thời gian.
Do đó, sinh viên của 2 ngành học đều có những kiến thức nền tảng chung kể trên để có thể vận hành hiệu quả các hoạt động liên quan tới Marketing trong doanh nghiệp.
2.2 Điểm khác nhau
Tiêu chí | Marketing | Quản trị Marketing |
Hoạt động tập trung | Tập trung vào triển khai các hoạt động tiếp thị offline (sự kiện quảng bá, quảng cáo ngoài trời/tạp chí/truyền hình,…) và online (tiếp thị trực tuyến trên các kênh truyền thông kỹ thuật số digital như website, mạng xã hội). | Tập trung vào việc phân tích, lập kế hoạch chiến lược và quản lý việc thực thi kế hoạch, các quyết định Marketing và đội ngũ để đạt được mục tiêu Marketing nhằm thỏa mãn khách hàng và doanh nghiệp, tối ưu hóa về chi phí. |
Vai trò trong doanh nghiệp | Nhân sự trong phòng Marketing đảm nhiệm thực thi các hoạt động Marketing từ nghiên cứu sản phẩm, thị trường, giá cả, chương trình ưu đãi, các hoạt động sáng tạo để quảng bá. | Nhân sự cấp cao, trưởng phòng đóng vai trò quản lý và điều phối các hoạt động của phòng Marketing, đưa ra các quyết định về chiến lược và quản lý nguồn lực để đạt được mục tiêu hướng đến. |
Mục tiêu chiến lược | Tập trung vào các chiến lược dài hạn để tăng doanh số bán hàng và độ nhận diện thương hiệu. | Đòi hỏi một tầm nhìn chiến lược dài hạn, tập trung xây dựng và duy trì vị thế cạnh tranh bền vững trên thị trường. |
Cơ hội nghề nghiệp | Có khả năng đảm nhiệm các vị trí như:
|
Có khả năng đảm nhiệm các vị trí công việc tương tự như ngành Marketing. Bên cạnh đó, sinh viên có thể đảm nhiệm các công việc liên quan tới quản trị như:
|
3. Ai phù hợp với Quản trị Marketing hoặc Marketing?
Bạn đang ấp ủ đam mê chinh phục lĩnh vực Marketing đầy sôi động với môi trường làm việc hiện đại? Bạn phân vân giữa hai lựa chọn Marketing hay Quản trị Marketing? Những chia sẻ dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho bản thân mình.
Marketing
Điểm chung của những người làm về Marketing là cần có sự nhanh nhạy và nhạy cảm, thấu hiểu tâm lý khách hàng và thị trường; năng động sáng tạo, chủ động tìm tòi và nghiên cứu.
Các chiến dịch Marketing được thực thi nhờ sự hỗ trợ của nhiều bộ phận khác nhau như: Thương hiệu (Brand), Thiết kế (Design), Digital, Tổ chức sự kiện (Event),… Điều này mở ra cho các bạn trẻ nhiều hướng đi và cơ hội nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích. Vì dụ: Bạn yêu thích và có năng khiếu về thiết kế đồ họa hay dựng video thì có thể học về ngành Thiết kế (Design); Hoặc bạn thích các sự kiện thì có thể làm việc trong lĩnh vực tổ chức sự kiện;…
Marketing là một ngành có tính cạnh tranh cao nên đòi hỏi nhân sự nên trang bị cho mình nhiều kỹ năng khác bên cạnh chuyên môn. Những nhân sự full-stack (nhiều kỹ năng) thường sẽ tìm được nhiều cơ hội nghề nghiệp. Vì dụ: Bạn có những năng cơ bản như thiết kế hình ảnh, dựng video, sản xuất nội dung, kỹ năng tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng (PR),…
Sau khi tốt nghiệp ngành Marketing, sinh viên có thể làm ở các vị trí công việc như:
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường: Phân tích dữ liệu thị trường, xu hướng tiêu dùng, hành vi của khách hàng để đưa ra chiến lược Marketing phù hợp.
- Chuyên viên phát triển nội dung trên các nền tảng: trang web, truyền thông PR, Quản lý fanpage, kênh social media, thực hiện các chiến dịch Marketing trên mạng xã hội.
- Chuyên viên Marketing: Hỗ trợ triển khai các chiến dịch Marketing, quản lý kênh phân phối, bán hàng.
Quản trị Marketing
Đối với người làm Quản trị Marketing, ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu chung đối với nhân sự trong ngành Marketing kể trên, sinh viên cần có những kỹ năng quan trọng về năng lực lãnh đạo, khả năng tư duy chiến lược và lập kế hoạch.
Bên cạnh đó, những người làm Quản trị Marketing còn cần phải có tính kiên nhẫn và khả năng thích ứng linh hoạt với thị trường cạnh tranh đầy biến động, khả năng đưa ra quyết định hiệu quả. Tất cả những yếu tố này cùng với kiến thức chuyên môn sẽ giúp bạn đạt được thành công trong vai trò nhà quản trị trong tổ chức.
Cử nhân ngành Quản trị Marketing có thể đảm nhiệm các công việc liên quan tới lĩnh vực Marketing kể trên. Bên cạnh đó, năng lực và kỹ năng về quản trị cho phép các bạn có cơ hội làm việc ở các vị trí về quản lý như: Quản lý dự án, Chuyên viên nghiên cứu thị trường, Chuyên gia hoạch định kế hoạch, Quản lý Truyền thông xã hội, Quản lý Phân tích nghiên cứu thị trường, Quản lý Quảng cáo,…
Tổng kết
Marketing tập trung vào việc quảng bá thương hiệu, tiếp thị sản phẩm và Quản trị Marketing đóng vai trò là người dẫn dắt để các hoạt động đi đúng hướng và đạt kết quả mong đợi.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu đúng về Quản trị Marketing và Marketing để lựa chọn được ngành học thực sự phù hợp với sở thích và định hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Nếu bạn quan tâm tới ngành học Quản trị Marketing tại BUV để được các chuyên gia tư vấn chi tiết chương trình học đạt chuẩn Anh Quốc đạt QS 5 sao (*) được cấp bằng bởi Đại học Staffordshire.
“Học đi đôi với hành” chính là thế mạnh trong chương trình học Quản trị Marketing vì sinh viên sẽ có nhiều cơ hội thực tập ở các công ty, tập đoàn trong mạng lưới đối tác doanh nghiệp hàng đầu của BUV.
Chương trình Nâng cao Năng lực Cá nhân và Phát triển Kỹ năng Xã hội (PSG) cũng là một thế mạnh mũi nhọn tại BUV nhằm giúp sinh viên phát triển bản thân toàn diện, nâng cao kỹ năng thực tế trong môi trường làm việc và cuộc sống. Với hành trang vững chắc này, các bạn sinh viên BUV có thể tự tin bứt phá thành công trong tương lai.
(*) QS Star: Hệ thống đánh giá xếp hạng gắn sao – một phần của hệ thống đánh giá của Tổ chức Kiểm định Chất lượng Giáo dục Quacquarelli Symonds – là thang đo chất lượng giáo dục được công nhận bởi các trường đại học nổi tiếng trên toàn thế giới.
|