3 Phương thức xét tuyển ngành Quản trị Kinh doanh & Bí quyết tăng cơ hội trúng tuyển
Th1 15, 2024
14:52:05
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường Đại học được phép đưa ra hình thức xét tuyển, bộ tiêu chí và điểm chuẩn đầu vào phù hợp với chiến lược phát triển của từng trường. Vì thế, các bạn học sinh THPT có ý định học ngành Quản trị Kinh doanh nên bắt đầu tìm hiểu điều kiện xét tuyển ở những trường Đại học mong muốn từ sớm để chuẩn bị và tăng cơ hội trúng tuyển.
Cùng tìm hiểu 3 phương thức xét tuyển ngành Quản trị Kinh doanh được nhiều trường Đại học áp dụng và tham khảo một số bí quyết để tăng cơ hội trúng tuyển trong bài viết dưới đây nhé!
1. 03 Phương thức xét tuyển ngành Quản trị Kinh doanh phổ biến
Xét học bạ THPT, xét kết quả kỳ thi THPT Quốc Gia và xét duyệt theo tiêu chí riêng của từng trường Đại học là 3 phương thức xét tuyển phổ biến hiện nay. Thông tin cụ thể về từng phương thức như sau:
1.1. Xét học bạ THPT
Hình thức xét học bạ THPT sẽ có 3 căn cứ xét tuyển dựa trên:
Điểm trung bình của 03 học kỳ gần nhất
Ví dụ: Trường Đại học A có quy định xét tuyển ngành Quản trị Kinh doanh bậc đại học bằng hình thức xét điểm trung bình (ĐTB) của tất cả các môn học trong mỗi học kỳ.
Công thức xét tuyển theo ĐTB của 03 học kỳ gần nhất như sau:
Điểm xét tuyển = ĐTB học kỳ 1 lớp 11 + ĐTB học kỳ 2 lớp 11 + ĐTB học kỳ 1 lớp 12 |
Điểm trung bình của 05 học kỳ gần nhất
Đối với hình thức xét tuyển theo điểm trung bình của 05 học kỳ gần nhất sẽ bắt đầu từ điểm trung bình học kỳ 1 của lớp 10 đến học kỳ 1 của lớp 12. Công thức xét tuyển như sau:
Điểm xét tuyển = ĐTB học kỳ 1 lớp 10 + ĐTB học kỳ 2 lớp 10 + ĐTB học kỳ 1 lớp 11 + ĐTB học kỳ 2 lớp 11 + ĐTB học kỳ 1 lớp 12 |
Tổng điểm trung bình của tổ hợp 03 môn học năm lớp 12
Ví dụ:
Trường Đại học C có quy định xét tuyển ngành Quản trị Kinh doanh bậc đại học bằng tổ hợp 3 môn gồm: Toán, Lý và tiếng Anh với điểm chuẩn đầu vào là từ 20 điểm. Như vậy, thí sinh cần điều kiện là:
- Tốt nghiệp THPT
- Điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn Toán, Lý và tiếng Anh lớn hơn hoặc bằng 20.
Lưu ý:
- Việc lựa chọn 1 trong 3 hình thức xét tuyển trên sẽ tùy thuộc vào chiến lược tuyển sinh và đào tạo của từng trường Đại học.
- Một số trường Đại học sẽ có tiêu chí xét hạnh kiểm ở THPT. Vì vậy, các bạn học sinh cần tìm hiểu tiêu chí xét tuyển của trường Đại học mà mình quan tâm ngay từ sớm để đạt mức hạnh kiểm theo quy chế xét tuyển.
1.2. Xét kết quả kỳ thi THPT Quốc Gia
Ngành Quản trị kinh doanh xét tuyển môn nào? Ở nhiều trường Đại học, ngành Quản trị Kinh doanh được xét tuyển theo các tổ hợp môn:
- A00: Toán – Lý – Hóa
- A01: Toán – Lý – Anh
- C00: Văn – Sử – Địa
- D01: Văn – Toán – Anh
- D07: Toán – Hóa – Anh
Ví dụ: Trường Đại học B có điểm xét tuyển Quản trị kinh doanh đầu vào khối A00 gồm 3 môn Toán – Lý – Hóa lớn hơn hoặc bằng 25 điểm. Điều này có nghĩa là tổng điểm thi của 3 môn học này trong kỳ thi THPT Quốc Gia của thí sinh cần đạt từ 25 điểm trở lên. (Xem thêm: Quản trị Kinh doanh quốc tế lấy bao nhiêu điểm)
Lưu ý: Thí sinh vẫn có thể trượt ngành Quản trị Kinh doanh của trường Đại học B ngay cả khi đạt điểm xét tuyển. Trường hợp này sẽ xảy ra khi:
- Thí sinh không đưa ngành học vào ưu tiên 1 – nguyện vọng 1.
- Tỷ lệ chọi vào ngành học cao và trường Đại học đã tuyển đủ số lượng sinh viên theo dự kiến của năm học đó.
Lời khuyên: Nếu yêu thích ngành Quản trị Kinh doanh, thí sinh nên đăng ký hồ sơ ở nhiều trường Đại học hoặc lựa chọn theo học ở trường Đại học quốc tế với tiêu chí tuyển sinh không dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc Gia.
1.3. Xét duyệt theo tiêu chí riêng của từng trường Đại học
Tại các trường Đại học quốc tế, như Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) sẽ có các tiêu chí và phương thức tuyển sinh khác với Đại học hệ công lập. Bạn sẽ không cần thắc mắc “quản trị kinh doanh xét môn gì?” bởi BUV không xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia. Dưới đây là ví dụ về tiêu chí xét tuyển tại đại học cho Chương trình Quản trị Kinh doanh Quốc tế của BUV:
Ứng viên từ 17 tuổi trở lên và đáp ứng một trong những điều kiện sau:
- Có bằng tốt nghiệp THPT của Việt Nam và hoàn thành Chương trình Dự bị Đại học Staffordshire.
- Đỗ 2 môn trong Kỳ thi Chứng chỉ Giáo dục Phổ thông Bậc cao (Advanced GCE/A-level).
- Hoàn thành một chương trình dự bị với điểm số đáp ứng tiêu chuẩn đầu vào theo quy định của Cơ quan Đảm bảo Chất lượng của Anh Quốc đối với Giáo dục bậc cao.
- Bằng Tú tài châu Âu với điểm trung bình đạt tối thiểu 60%, trong đó môn tiếng Anh đạt 60%.
- Bằng Tú tài Quốc tế với điểm trung bình đạt tối thiểu 24 điểm, trong đó môn tiếng Anh đạt 4 điểm.
Bên cạnh đó, BUV còn có tiêu chí xét tuyển về ngoại ngữ nhằm đảm bảo ứng viên có đủ năng lực để theo học chương trình đào tạo bằng tiếng Anh do 100% giảng viên quốc tế đứng lớp.
Về tiêu chí tiếng Anh, ứng viên cần đáp ứng một trong những điều kiện sau:
Đối với các chứng chỉ tiếng Anh có giá trị trong vòng 2 năm như: IELTS hoặc TOEFL IBT, ứng viên cần đảm bảo kết quả còn hiệu lực tính tới thời điểm nộp hồ sơ. Mức điểm đầu vào cần đạt được là:
- IELTS (ngoại trừ IELTS Thị thực và Nhập cư Anh Quốc – UKVI): Đạt điểm trung bình tối thiểu 6.0, trong đó mỗi kỹ năng đạt tối thiểu 5.5.
Hoặc:
- TOEFL IBT: (Đạt điểm tối thiểu mỗi kỹ năng): Nghe: 17; Nói: 20; Đọc: 18; Viết: 17.
Đối với các chứng chỉ tiếng Anh có hiệu lực trong 5 năm, yêu cầu đầu vào như sau:
- Chương trình Tú tài Quốc tế (giảng dạy bằng tiếng Anh): Đạt tối thiểu 5 điểm cho môn Tiếng Anh B (English B) ở Trình độ Tiêu chuẩn (Standard Level) hoặc 4 điểm cho môn Tiếng Anh B ở Trình độ Chuyên sâu (High Level).
- Chứng chỉ Giáo dục Phổ thông Quốc tế (IGCSE): Đạt tối thiểu điểm C cho môn tiếng Anh trong kỳ thi IGCSE dành cho người sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc ngôn ngữ thứ hai.
- Đạt điểm từ A đến C cho môn tiếng Anh trong Kỳ thi GCE O-level/GCSE Quốc tế của Cambridge.
Lưu ý: Nếu chưa đáp ứng một trong những điều kiện trên, sinh viên cần hoàn thành Khóa IELTS trình độ Trên Trung Cấp (IELTS Upper-Intermediate) tại trường Đại học Anh Quốc Việt Nam hoặc tương đương.
Ứng viên không cần chứng minh năng lực tiếng Anh nếu đáp ứng một trong những điều kiện sau:
- Là người có quốc tịch Anh Quốc.
Hoặc:
- Là người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo do một đại học của Anh Quốc cấp bằng.
>>> Xét tuyển học bạ vào ngành quản trị kinh doanh đang trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều học sinh. Tuy nhiên, trước khi quyết định, bạn cần hiểu rõ Quản trị Kinh doanh là gì để đảm bảo sự phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp của mình
2. Thời điểm xét tuyển ngành Quản trị Kinh doanh
Thời điểm xét tuyển ngành Quản trị Kinh doanh ở tất cả các trường Đại học công lập và quốc tế ở Việt Nam đều bắt đầu sau khi thí sinh hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Bởi vì, có bằng THPT là điều kiện tiên quyết mà mỗi thí sinh cần đạt được.
Vì vậy, dù thời gian nộp hồ sơ đăng ký của nhiều trường Đại học bắt đầu từ sớm (có thể từ tháng 1), thì hoạt động xét tuyển sẽ bắt đầu từ sau thời điểm có kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Về thời gian nộp hồ sơ và xét tuyển sẽ khác nhau giữa các trường Đại học, do đó, thí sinh nên liên hệ tới các kênh tư vấn của trường cập nhật thông tin chính xác.
Tại BUV, thời hạn nộp hồ sơ sẽ bắt đầu từ thời điểm có kết quả tốt nghiệp THPT (với các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp trong năm đó) đến tháng 8 để đảm bảo học sinh nhập học vào tháng 9 hàng năm.
3. Bí quyết tăng cơ hội trúng tuyển ngành Quản trị Kinh doanh
Sau khi đã nắm được các hình thức xét tuyển ngành Quản trị Kinh doanh, các bạn học sinh THPT có thể nắm thêm một số bí quyết để chuẩn bị tốt về năng lực và hồ sơ cho bản thân nhằm tăng cơ hội trúng tuyển ngành Quản trị Kinh doanh.
3.1. Nắm rõ tiêu chí và thời gian xét tuyển của ngôi trường đại học mong muốn
Việc tìm hiểu chi tiết về quy định xét tuyển của từng trường Đại học sẽ giúp bạn đánh giá và xem xét về khả năng của bản thân, đồng thời, lập kế hoạch chuẩn bị để đạt được các tiêu chí đó.
3.2. Thời điểm muộn nhất nên bắt đầu tìm hiểu hình thức xét tuyển là giữa lớp 11
Thời gian lý tưởng nên là từ lớp 10 vì tìm hiểu càng sớm thì bạn càng có nhiều thời gian để chuẩn bị trau dồi năng lực cho bản thân và có kết quả học tập tốt. Tuy nhiên, đây là thời điểm mà nhiều bạn học sinh chưa khám phá được sở thích, năng khiếu hoặc định hướng cho tương lai của bản thân. Do đó, thật khó để bắt đầu ở năm học này.
Mốc thời điểm giữa năm lớp 11 được lựa chọn bởi vì có những trường xét tuyển điểm trung bình môn của lớp 12, hoặc 3 học kỳ gần nhất. Nhờ đó, các bạn học sinh sẽ có kế hoạch học tập tốt từng học kỳ, sao cho đảm bảo đạt tiêu chí xét tuyển của trường đại học mong muốn.
3.3. Đầu tư thời gian học cho tổ hợp các môn xét tuyển của ngành học
Chiến lược này sẽ giúp thí sinh lựa chọn được tổ hợp môn học thế mạnh, dành thời lượng học tập nhiều hơn để tăng khả năng đạt điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc gia nếu trường đại học bạn chọn có hình thức xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi này.
3.4. Đăng ký học Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học quốc tế
Hiện nay, xu hướng lựa chọn theo học ngành Quản trị Kinh doanh tại các trường Đại học quốc tế đang trở nên phổ biến. Bởi vì, các bạn sinh viên có cơ hội được tiếp cận và trau dồi kiến thức và kỹ năng theo chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, đến từ những nền giáo dục hàng đầu trên thế giới như Anh Quốc, Úc, Mỹ,…
Một lợi ích của việc nộp hồ sơ đăng ký tại các trường đại học quốc tế đó là, học sinh không bị áp lực thi cử. Thay vào đó, học sinh sẽ có thêm thời gian để trau dồi về ngoại ngữ, kỹ năng mềm và tìm kiếm học bổng có giá trị cao.
Tuy nhiên, các bạn học sinh nên lưu ý rằng, không phải tất cả các trường Đại học quốc tế đều chấp nhận tất cả các hồ sơ xét tuyển. Bởi vì, mỗi trường quốc tế sẽ có những tiêu chí và mức điểm xét tuyển đầu vào riêng như đã đề cập ở mục 1.3.
Ví dụ: Để có thể trở thành 1 sinh viên chương trình Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại BUV, ứng viên cần chuẩn bị tốt về năng lực học tập và ngoại ngữ.
Về năng lực tiếng Anh, ứng viên nên bắt đầu học và thi chứng chỉ tiếng Anh từ năm lớp 11 để đảm bảo đến thời gian xét tuyển, bạn đã nhận được chứng chỉ có giá trị hiệu lực và số điểm yêu cầu của nhà trường.
Bên cạnh đó, nếu bạn có mong muốn giành được các suất học bổng danh dự, có giá trị cao tại BUV, bạn nên chuẩn bị một bộ hồ sơ gây ấn tượng cho hội đồng xét duyệt.
Tham khảo về các chương trình học bổng cùng tiêu chí xét tuyển tại mục Chương trình học bổng cử nhân trên website BUV.
Tổng kết
Mỗi trường Đại học sẽ có phương thức xét tuyển ngành Quản trị Kinh doanh và điểm chuẩn riêng. Vì vậy, các bạn học sinh và phụ huynh nên bắt đầu tìm hiểu từ ngay giai đoạn đầu của bậc THPT để chuẩn bị tốt hành trang về năng lực.
Chương trình đào tạo Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại BUV được thiết kế để trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết để sẵn sàng gia nhập thị trường lao động toàn cầu. Do đó, tiêu chí xét tuyển Quản trị Kinh doanh Quốc tế sẽ có nhiều điểm khác biệt.
Nếu bạn quan tâm tới chương trình đào tạo Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại BUV, hãy liên hệ chúng tôi tại các kênh dưới đây để nhận được tư vấn chi tiết nhé!
- Hotline: +84 96 662 9909
- Email: sr@buv.edu.vn
- Fanpage: British University Vietnam