6+ thông tin cần biết về khối ngành Kinh doanh và Quản lý
Th8 05, 2024
00:51:16
Khối ngành Kinh doanh và Quản lý bao gồm những ngành học cung cấp các kiến thức về nguyên tắc, phương pháp và những kỹ năng liên quan đến lĩnh vực quản lý và kinh doanh. Cùng Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) tìm hiểu những thông tin về khối ngành này trong bài viết dưới đây!
1. Khối ngành Kinh doanh và Quản lý là gì?
Dưới đây là những thông tin cụ thể về khối ngành Kinh doanh và Quản lý:
- Kinh doanh: Kinh doanh là quá trình hoạt động nhằm tạo ra giá trị từ việc sản xuất, mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường và thu lợi nhuận. Trong ngành Kinh doanh, sinh viên sẽ được học các khía cạnh như tìm hiểu thị trường, xác định chiến lược kinh doanh, Marketing, nắm bắt các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh,…
- Quản lý: Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều phối và kiểm soát các nguồn lực (nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất,…) trong một tổ chức để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Trong ngành quản lý, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về lãnh đạo, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý rủi ro, quản lý chiến lược, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý dự án,… nhằm đảm bảo sự hiệu quả trong hoạt động của tổ chức.
Như vậy, Kinh doanh và Quản lý là khối ngành bao gồm những ngành học đào tạo sinh viên kiến thức về nguyên tắc, phương pháp, kỹ năng liên quan đến việc quản lý và hoạt động kinh doanh của một tổ chức, doanh nghiệp. |
2. 3 lý do nên lựa chọn các ngành trong Kinh doanh và Quản lý
Việc theo học các chương trình trong khối ngành Kinh doanh và Quản lý mang lại nhiều lợi ích cho học viên, bao gồm: nâng cao kiến thức sâu rộng về lĩnh vực kinh doanh, quản lý, điều hành tổ chức, cơ hội nghề nghiệp đa dạng và tạo nền tảng tự khởi nghiệp kinh doanh, cụ thể như sau:
2.1. Cung cấp nền tảng kiến thức sâu rộng về kinh doanh, quản lý, điều hành
Khối ngành Kinh doanh và Quản lý cung cấp kiến thức toàn diện về các khía cạnh của cả lĩnh vực kinh doanh và quản lý, điều hành tổ chức. Vì thế, sinh viên theo học khối ngành này sẽ có cái nhìn tổng quan với nền kiến thức sâu rộng về hoạt động kinh doanh cũng như cách quản lý, vận hành một tổ chức và có thể ứng dụng kiến thức của mình để thực hiện nhiều nhiệm vụ và đóng góp trong các lĩnh vực như:
- Quản lý và vận hành doanh nghiệp
- Kinh doanh và Marketing
- Khởi nghiệp
- Tư vấn, cung cấp giải pháp và khuyến nghị về hoạt động kinh doanh, quản lý cho các tổ chức
- Lãnh đạo tổ chức
2.2. Mở ra cơ hội nghề nghiệp đa dạng, hấp dẫn
Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình thuộc khối ngành Kinh doanh và Quản lý thường có nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp trong đa dạng các lĩnh vực như:
- Kinh doanh
- Ngân hàng
- Quản lý chung
- Kế toán
- Tư vấn quản trị
- Marketing
- Nhân sự
- Khởi nghiệp
2.3. Tạo nền tảng tự khởi nghiệp kinh doanh
Các ngành trong Kinh doanh và Quản lý cung cấp cho nhiều kiến thức và kỹ năng cần thiết để khởi nghiệp và quản lý doanh nghiệp. Với kiến thức nền tảng về các khía cạnh quan trọng của kinh doanh như quản lý, Marketing, tài chính, chiến lược,…sinh viên sau khi ra trường sẽ có khả năng xây dựng và phát triển doanh nghiệp của riêng mình.
3. Kiến thức và kỹ năng nhận được khi học khối ngành Kinh doanh và Quản lý
Khối ngành Kinh doanh và Quản lý bao gồm các ngành học về Quản trị kinh doanh và Tài chính, Marketing, Kinh tế. Do đó, sinh viên sẽ được cung cấp nhiều kiến thức từ tổng quan đến chi tiết cụ thể vào chuyên ngành học.
Hiện nay, BUV đang cung cấp 8 chương trình Cử nhân liên quan đến khối ngành Kinh doanh và Quản lý, bạn đọc có thể khám phá các chương trình Tại đây.
3.1. Về kiến thức
Sinh viên khi học khối ngành Kinh doanh và Quản lý sẽ được lĩnh hội các kiến thức:
- Quy trình vận hành của doanh nghiệp và tổ chức.
- Các kiến thức về phân tích những vấn đề kinh doanh và quản lý dưới góc độ của các ngành khoa học xã hội.
- Kiến thức xây dựng và phát triển lập luận một cách logic về các vấn đề trong quản lý.
- Hiểu định giá của các loại tài sản tài chính, nguyên nhân cũng như cách thức mà các công ty phát hành các loại tài sản khác nhau.
- Nắm bắt các khía cạnh trong quản trị kinh doanh và quản trị xã hội liên quan đến việc quản lý tổ chức một cách hiệu quả.
3.2. Về kỹ năng
Sinh viên sẽ được phát triển các kỹ năng như:
- Giao tiếp hiệu quả qua nhiều phương thức khác nhau.
- Sử dụng công nghệ thông tin (bảng tính, xử lý văn bản và cơ sở dữ liệu trực tuyến) một cách hiệu quả.
- Áp dụng những kỹ năng tính toán và định lượng, bao gồm phân tích và diễn giải dữ liệu.
- Tổ chức, quản lý thông tin và đánh giá các tranh luận đối lập.
- Quản lý thời gian và công việc một cách hiệu quả.
- Có khả năng tự nhận thức bản thân và tư duy phản biện, bao gồm sự nhìn nhận bản thân, lòng cởi mở và nhạy cảm đối với tính đa dạng của cộng đồng, văn hóa, các vấn đề kinh doanh và quản lý.
- Có khả năng nắm bắt ý tưởng, xem xét thông tin một cách tỉ mỉ thông qua phân tích, phản biện và đánh giá.
- Thể hiện các kỹ năng liên quan đến việc quản lý tổ chức một cách hiệu quả.
- Giải quyết các vấn đề quản lý cơ bản và hiện đại trong lĩnh vực công hoặc tư nhân tùy thuộc vào sự lựa chọn của sinh viên về khóa học.
Các bạn có thể tham khảo bài viết tại website của BUV, để tìm hiểu chi tiết hơn về ngành Quản trị Kinh Doanh là gì?
4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp các khối ngành Kinh doanh và Quản lý
Sau khi tốt nghiệp các khối ngành Kinh doanh và Quản lý, sinh viên sẽ có cơ hội làm việc ở đa dạng các ngành nghề, bao gồm:
4.1. Nhóm nghề về Kinh doanh
Đặc trưng: Nhóm nghề về Kinh doanh nhằm thực hiện hoạt động trao đổi giá trị giữa các bên tham gia. Để hoạt động có hiệu quả, nhóm nghề bao gồm việc nghiên cứu và phân tích thị trường, lên chiến lược kinh doanh, đánh giá và phân tích hiệu quả kinh doanh, xây dựng và chăm sóc mối quan hệ với khách hàng….đòi hỏi cần hiểu biết về kinh tế và thị trường, khả năng phân tích thông tin, đánh giá tình hình thị trường và quản lý rủi ro, kỹ năng lãnh đạo và quản lý,… nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh.
Một số vị trí nghề nghiệp:
- Nhân viên kinh doanh
- Chuyên viên xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh
- Nhân viên phát triển thị trường
- Trưởng phòng/Giám đốc kinh doanh
- Tự khởi nghiệp kinh doanh
- …
4.2. Nhóm nghề về Ngân hàng
Đặc trưng: Nhóm nghề về Ngân hàng chịu trách nhiệm cho các công việc về giao dịch và quản lý tiền tệ, tư vấn tài chính, đầu tư, quản lý tín dụng, tài sản,… yêu cầu kiến thức sâu rộng về các khía cạnh tài chính và hoạt động của ngân hàng, hiểu biết về các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, kỹ năng quản lý rủi ro và phân tích tín dụng, quản lý tài chính cá nhân và tài chính doanh nghiệp,…
Một số vị trí nghề nghiệp:
- Nhân viên ngân hàng
- Chuyên viên tài chính
- Nhân viên tín dụng
- Nhân viên thu hồi vốn
- Quản lý chi nhánh ngân hàng
- …
4.3. Nhóm nghề về Quản lý
Đặc trưng: Nhóm nghề về Quản lý tập trung vào việc lập kế hoạch, tổ chức công việc, lãnh đạo, quản lý nhân sự,… đòi hỏi kỹ năng dẫn dắt đội nhóm, lắng nghe, thấu hiểu, giao tiếp hiệu quả, tư duy chiến lược,… để quản trị các yếu tố trong một tổ chức.
Một số vị trí nghề nghiệp:
- Giám đốc điều hành
- Quản lý cấp cao
- Quản lý nhân sự
- …
4.4. Nhóm nghề về Kế toán
Đặc trưng: Nhóm nghề về Kế toán bao gồm các công việc như ghi nhận và xử lý giao dịch tài chính, quản lý hạch toán và hệ thống kế toán, lập báo cáo tài chính,… yêu cầu kiến thức chuyên sâu về các nguyên tắc và phương pháp kế toán, đòi hỏi khả năng tính toán chính xác và phân tích số liệu, hiểu biết về luật pháp và quy định kế toán cùng sự tỉ mỉ, tính cẩn thận cao,…
Một số vị trí nghề nghiệp:
- Kế toán trưởng
- Kế toán tổng hợp
- Kiểm toán viên
- Giám đốc tài chính
- Kiểm soát viên tài chính
- Quản lý ngân khố
- …
4.5. Nhóm nghề về Tư vấn quản trị
Đặc trưng: Nhóm nghề về Tư vấn quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp kiến thức chuyên môn và phương pháp quản trị cho các tổ chức và doanh nghiệp để cải thiện hiệu suất hoạt động hoặc đạt được các mục tiêu mong muốn. Nhóm nghề yêu cầu nắm vững kiến thức về các nguyên tắc, phương pháp quản lý, kỹ năng phân tích và đánh giá, giải quyết vấn đề, giao tiếp hiệu quả, xây dựng các mối quan hệ,…
Một số vị trí nghề nghiệp:
- Nhà tư vấn quản lý kinh doanh
- Nhà tư vấn chiến lược
- …
4.6. Nhóm nghề về Marketing
Đặc trưng: Nhóm nghề về Marketing tập trung vào việc nghiên cứu thị trường, khách hàng mục tiêu, phát triển các chiến dịch Marketing, quảng cáo, truyền thông, quản trị thương hiệu,… đòi hỏi cần có những kiến thức chuyên sâu về về các nguyên tắc và phương pháp Marketing, kỹ năng giao tiếp để truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả, tư duy sáng tạo, nhạy bén, thích ứng, kỹ năng phân tích và đánh giá,…
Một số vị trí nghề nghiệp:
- Chuyên viên Marketing
- Chuyên viên xây dựng chiến lược, kế hoạch Marketing
- Chuyên viên tổ chức sự kiện
- Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu
- …
Những cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp các chương trình của khối ngành Kinh doanh và Quản lý không chỉ rộng mở mà còn hấp dẫn với nhiều mức lương ổn định cùng lộ trình thăng tiến rõ ràng.
5. BUV – Địa chỉ đào tạo khối ngành Kinh doanh và Quản lý uy tín tại Việt Nam
Nếu có nhu cầu theo học khối ngành Kinh doanh và Quản lý chất lượng, bạn đọc có thể xem xét lựa chọn lựa chọn chương trình Cử nhân Kinh doanh và Quản lý của Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV). Hiện nay, BUV là trường Đại học quốc tế đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đạt kiểm định chất lượng của Cơ quan Đảm bảo chất lượng Giáo dục Đại học Anh Quốc (QAA).
Lợi ích mà sinh viên nhận được khi theo học chương trình Kinh doanh và Quản lý của BUV:
- Học tập dưới chương trình đào tạo được chỉ đạo học thuật từ LSE: Sinh viên sẽ được học tập chương trình dưới chỉ đạo học thuật từ Học viện Kinh tế và Khoa học Chính trị London (London School of Economics and Political Science – LSE) – xếp thứ 6 toàn cầu về khối ngành Khoa học Xã hội & Quản lý và là một trong ba trường Đại học hàng đầu tại Anh Quốc (theo LSE ranked top university in London). Ngoài ra, sinh viên BUV còn được phát triển kỹ năng mềm thông qua Chương Trình Nâng cao Năng lực cá nhân & Kỹ năng xã hội (PSG), giúp phát triển toàn diện về kỹ năng và kiến thức dựa trên nhu cầu thị trường và sở thích cá nhân.
- Chương trình toàn diện: Chương trình học tập trung vào việc phân tích tất cả các phương pháp tiếp cận hiện đại về kinh doanh quốc tế, quản lý, tài chính và quyết định đầu tư, giúp sinh viên có nền tảng kiến thức chuyên ngành để phát triển sự nghiệp trong tương lai.
- Cơ hội nghề nghiệp rộng mở: Với quá trình toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, chương trình tại BUV cung cấp nền tảng vững chắc cho sự thành công trong tương lai của sinh viên. Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình có đủ khả năng đảm nhiệm các vị trí quản lý cấp cao trong các doanh nghiệp toàn cầu hoặc bắt đầu sự nghiệp trong nhiều lĩnh vực như kế toán, giao dịch chứng khoán, ngân hàng,…
- Nền tảng vững chắc cho con đường học thuật quốc tế: Sau khi hoàn thành chương trình học và được cấp bằng từ Đại học London – một trong những trường Đại học tại Anh Quốc danh giá và uy tín, có giá trị toàn cầu, sinh viên sẽ có nền tảng vững chắc để học lên bằng thạc sĩ tại các trường đại học danh tiếng ở Anh Quốc và một số trường Đại học khác.
Để tìm hiểu chi tiết về chương trình học, bạn đọc vui lòng truy cập tại Chương trình Cử nhân Kinh doanh và Quản lý.
6. Giải đáp thắc mắc thường gặp về khối ngành Kinh doanh và Quản lý
Dưới đây là giải đáp một số câu hỏi về khối ngành Kinh doanh và Quản lý mà sĩ tử thường thắc mắc trong quá trình tìm hiểu:
6.1. Khối ngành Kinh doanh và Quản lý có giống ngành Quản trị Kinh doanh không?
Khối ngành Kinh doanh và Quản lý và ngành Quản trị Kinh doanh có mối liên quan mật thiết với nhau nhưng có một số điểm khác biệt nhỏ, cụ thể như sau:
- Khối ngành Kinh doanh và Quản lý (Business and Management): Bao gồm nhiều lĩnh vực liên quan đến vấn đề kinh doanh và quản lý, bao gồm cả Quản trị Kinh doanh (Business Administration). Kinh doanh và Quản lý tập trung vào việc điều hành tổ chức, quản lý nguồn lực và hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả.
- Ngành Quản trị Kinh doanh (Business Administration): Là một lĩnh vực chuyên sâu hơn trong khối ngành Kinh doanh và Quản lý, tập trung vào việc quản lý tổ chức kinh doanh và các hoạt động liên quan để đạt được mục tiêu kinh doanh.
6.2. Khối ngành Kinh doanh và Quản lý có yêu cầu tiếng Anh không?
Nhìn chung, khối ngành Kinh doanh và Quản lý không yêu cầu bắt buộc 100% về năng lực sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên, một số trường Quốc tế có thể yêu cầu sinh viên phải có chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế ngay khi nhập học cũng như tốt nghiệp.
Việc thành thạo tiếng Anh sẽ giúp sinh viên khối ngành Kinh doanh và Quản lý gia tăng cơ hội tham gia vào các dự án, giao dịch và hợp tác quốc tế hoặc làm việc ở môi trường toàn cầu. Do đó, người học nên trau dồi và nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh để mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này.
6.3. Học khối ngành Kinh doanh và Quản lý có làm Marketing được không?
Sinh viên khối ngành Kinh doanh và Quản lý có thể làm việc trong lĩnh vực Marketing bởi chương trình học bao gồm môn học Quản trị Marketing. Trong đó sinh viên sẽ được giới thiệu về những nguyên tắc cơ bản của Marketing và quản lý Marketing.
Tuy nhiên, để trở thành một chuyên gia Marketing, sinh viên cần tiếp tục nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực này.
Như vậy, bài viết đã tổng hợp những thông tin quan trọng về khối ngành Kinh doanh và Quản lý. Các bạn học sinh cuối cấp cùng các bậc phụ huynh thể tham khảo trước khi đưa ra quyết định liên quan đến con đường học tập. Nếu muốn biết thêm thông tin khác hoặc cần tư vấn cụ thể, bạn đọc vui lòng liên hệ với BUV qua số Hotlines 0247 7700 909 hoặc email về địa chỉ sr@buv.edu.vn hay nhắn tin qua Zalo BUV.