[Giải đáp] Nên học Kinh tế hay Quản trị Kinh doanh?
Th8 05, 2024
00:47:02
Kinh tế hay Quản trị Kinh doanh đều là những ngành học đem tới cho người học cơ hội làm việc rộng mở và đa dạng. Tuy nhiên, mỗi ngành học sẽ có những nội dung giảng dạy và mục tiêu cụ thể khác nhau để phù hợp với yêu cầu của vị trí công việc trong thị trường lao động. Do đó, các sĩ tử cần cân nhắc tìm hiểu kỹ về từng ngành học để đưa ra lựa chọn chính xác. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin liên quan đến hai ngành học, đồng thời giúp người đọc tự giải đáp băn khoăn “nên học Kinh tế hay Quản trị Kinh doanh”?
1. Điểm giống nhau giữa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Định nghĩa Kinh tế: Kinh tế là ngành học giảng dạy những kiến thức chuyên sâu liên quan đến các hoạt động sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa. Ngoài ra, ngành Kinh tế còn nghiên cứu về những hoạt động trao đổi, giao thương giữa các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân và cách thức các nền kinh tế vận động và cách tác nhân kinh tế tương tác với nhau. Định nghĩa Quản trị Kinh doanh: Quản trị Kinh doanh là ngành học cung cấp kiến thức tổng quan về cách thức quản lý, vận hành doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu kinh doanh của tổ chức như: quản lý chiến lược, nguồn nhân lực, chuỗi cung ứng, sản phẩm hoặc tài chính, marketing… |
Giữa ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh có một số điểm chung thể hiện qua những khía cạnh sau:
- Mục tiêu: Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đều có mục tiêu chung là thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, vận hành thuận lợi những hoạt động kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp, tổ chức.
- Mối quan hệ: Cả hai lĩnh vực có mối quan hệ mật thiết, tương tác và có tính liên kết với nhau. Kinh tế là một khái niệm rộng, trong đó có bao hàm cả Quản trị Kinh doanh. Do đó, trong chương trình học của hai ngành học cũng sẽ có một số nội dung tương đồng.
- Các kỹ năng cần có:
- Phân tích thị trường
- Kỹ năng vận hành, quản lý doanh nghiệp
- Kỹ năng quản lý nhân sự
- Kỹ năng sắp xếp, lên kế hoạch
- …
2. Điểm khác nhau giữa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Giữa hai ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh có một số điểm khác nhau, cụ thể như sau:
Tiêu chí | Kinh tế | Quản trị Kinh doanh |
Mục tiêu cụ thể | Giải thích cách thức tương tác giữa các chủ thể kinh tế. Nghiên cứu quá trình sản xuất, tiêu thụ và quản lý sản phẩm, dịch vụ. | Cung cấp kiến thức về cách vận hành, quản lý các lĩnh vực cần thiết trong doanh nghiệp, như: tài chính, kinh doanh, nhân sự, tiếp thị,… |
Phạm vi | Phạm vi nghiên cứu gồm kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô và những nguyên tắc, khái niệm kinh tế. | Phạm vi nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý một tổ chức, doanh nghiệp. |
Đầu ra của ngành | Hiểu biết về những kiến thức về nền kinh tế, cách quản lý, quản trị kinh doanh hiện tại và vận dụng những phương pháp, công cụ trong kinh doanh thành thạo. | Hiểu biết về những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu liên quan đến quản trị để có khả năng hoạch định, triển khai các kế hoạch kinh doanh, vận hành các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp. |
Môn học đào tạo | Các môn học thuộc kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, nguyên lý kinh tế,… | Gồm nhiều môn học giảng dạy về cách vận hành, quản lý hoạt động của các phòng ban trong doanh nghiệp (Tài chính, Nhân sự,…). |
Kỹ năng | Kỹ năng nghiên cứu, phân tích, vận dụng các phương pháp tư duy kinh tế để đưa ra giải pháp hữu hiệu cho những vấn đề kinh tế… | Kỹ năng hoạch định, triển khai chiến lược, chính sách kinh doanh và quản lý những phòng ban trong doanh nghiệp… |
Cơ hội nghề nghiệp | Cơ hội làm việc trong các tổ chức kinh doanh, tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức công, cơ quan quản lý nhà nước,… | Cơ hội làm việc tại nhiều phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp (nhân sự, tài chính, marketing) hoặc các doanh nghiệp sản xuất, thương mại,… |
Dưới đây là chi tiết về những tiêu chí khác nhau giữa ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh:
2.1. Mục tiêu cụ thể
- Kinh tế: Mục tiêu cụ thể của Kinh tế là nghiên cứu về cách thức quản lý sản phẩm, dịch vụ trong quá trình sản xuất, tiêu thụ và giải thích được sự tương tác giữa các chủ thể. Bên cạnh đó, Kinh tế học còn giúp sinh viên có khả năng đưa ra những giải pháp, hướng đi đúng đắn, sáng tạo để phát triển ngành kinh tế, quản lý vận hành hợp lý trong doanh nghiệp.
- Quản trị Kinh doanh: Mục tiêu của Quản trị Kinh doanh là cung cấp những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, kinh doanh, tài chính – ngân hàng, tiếp thị,… và những kiến thức chuyên sâu khác trong lĩnh vực như: quản trị nhân sự, quản trị tài chính,…
2.2. Phạm vi
- Kinh tế: Kinh tế có phạm vi đào tạo rộng, nghiên cứu tất cả những hoạt động xảy ra trong quá trình lưu thông, sản xuất,… diễn ra trên thị trường. Ngoài ra, với ngành Kinh tế, sinh viên sẽ được tìm hiểu những khía cạnh trong kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, những khái niệm, nguyên lý và nhiều lĩnh vực khác, trong đó có Quản trị Kinh doanh.
- Quản trị Kinh doanh: Quản trị Kinh doanh cung cấp kiến thức tổng quan về quản lý và hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Khi học Quản trị Kinh doanh, sinh viên sẽ được giảng dạy về những lĩnh vực thuộc nhóm kinh doanh, quản lý như: thương mại, marketing, tài chính, nhân sự,…
2.3. Đầu ra của ngành
- Kinh tế: Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học Kinh tế có khả năng hệ thống các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về nền kinh tế, cách thức quản lý, lý luận thực tiễn về kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, sinh viên có khả năng vận dụng thành thạo những phương pháp, công cụ thông dụng để phân tích, hoạch định kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực.
- Quản trị Kinh doanh: Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh, sinh viên sẽ nắm vững những kiến thức về bộ máy vận hành của các bộ phận trong doanh nghiệp quản trị doanh nghiệp và những lĩnh vực khác trong quản trị kinh doanh. Qua đó, sinh viên có khả năng hoạch định, triển khai các kế hoạch kinh doanh thực tiễn cùng khả năng quản lý các hoạt động trong doanh nghiệp.
2.4. Chương trình đào tạo
- Kinh tế: Khung chương trình đào tạo của Kinh tế được xây dựng dựa theo hai lĩnh vực chính là: Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô. Với ngành Kinh tế, sinh viên sẽ được giảng dạy một số môn học nổi bật như: Kinh tế quốc tế, Kinh tế học hành vi, Kinh tế đầu tư, Kinh tế quản lý, Kinh tế đối ngoại,…
Tại Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV), sinh viên theo học chương trình Kinh tế và Quản lý cấp bằng bởi Đại học London danh giá sẽ được học giáo trình biên soạn bởi trường Kinh tế & Khoa học Chính trị London, trực thuộc hệ thống trường Đại Học London – xếp thứ 7 về Đào tạo Kinh tế trên toàn cầu.
- Quản trị Kinh doanh: Chương trình giảng dạy của ngành Quản trị Kinh doanh xoay quanh những công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh, từng phòng ban trong các tổ chức, doanh nghiệp. Một số môn học nổi bật trong chương trình như: Quản trị tài chính, Quản trị nhân sự, Quản trị thương mại, Quản trị Marketing,…
Khi theo học Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV), sinh viên sẽ được học các môn học chuẩn bị kiến thức để làm việc trong môi trường quốc tế như Quản trị đa văn hóa, Chuỗi cung ứng và kho vận toàn cầu, Chiến lược kinh doanh quốc tế…
2.5. Kỹ năng
- Kinh tế: Sinh viên học Kinh tế có cơ hội được trang bị những kỹ năng như: nghiên cứu, phân tích, lên chiến lược và vận dụng sáng tạo các phương pháp tư duy kinh tế để đưa ra giải pháp hữu hiệu cho những vấn đề kinh tế… Ngoài ra, sinh viên được đào tạo các kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,…
- Quản trị Kinh doanh: Sinh viên học Quản trị Kinh doanh được rèn luyện, trau dồi một số kỹ năng chuyên môn như hoạch định, triển khai chiến lược, chính sách kinh doanh và quản lý những phòng ban trong doanh nghiệp. Ngoài ra, sinh viên sẽ được trang bị một số kỹ năng mềm như: Kỹ năng lãnh đạo đội nhóm, kỹ năng giao tiếp thuyết trình, kỹ năng lên kế hoạch,…
Ngoài những kỹ năng chuyên môn, sinh viên học tập Kinh tế và Quản lý; Quản trị kinh doanh Quốc tế tại BUV được tham gia chương trình PSG – nâng cao bộ kỹ năng mềm giúp phát triển bản thân và kỹ năng xã hội, làm quen với môi trường công việc chuyên nghiệp trước khi bước vào làm việc thực tế. Độc giả có thể tham khảo chi tiết tại Chương trình Nâng cao Năng lực Cá nhân và Kỹ năng Xã hội.
2.6. Cơ hội nghề nghiệp
- Kinh tế: Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế có cơ hội làm việc tại những cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh doanh, các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh,… Cụ thể, sinh viên có thể đảm nhận một số vị trí như: Chuyên viên phân tích, nghiên cứu thị trường; Nhân viên kinh doanh, Nhà nghiên cứu kinh tế,…
- Quản trị Kinh doanh: Sinh viên sau khi tốt nghiệp Quản trị Kinh doanh có thể làm việc tại các doanh nghiệp trong nước, những doanh nghiệp với quy mô quốc tế hoặc đa dạng những vị trí trong các phòng ban khác nhau. Một số công việc cụ thể như: Chuyên viên kinh doanh, Quản lý chuỗi cung ứng, Quản lý dự án,… Ngoài ra, sinh viên có khả năng tự khởi nghiệp, kinh doanh nếu có đam mê và mong muốn.
Khi theo học tại BUV, sinh viên sẽ có cơ hội được thực tập và nghề nghiệp mở rộng với mạng lưới đối tác lớn trong đa dạng các lĩnh vực hàng đầu trên thị trường không chỉ tại Việt Nam, châu Á mà cả những tổ chức uy tín tại Vương quốc Anh. Đặc biệt, thông qua các chương trình thỉnh giảng/hội thảo với khách mời là những nhà quản lý doanh nghiệp lớn, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kỹ năng, kiến thức cần thiết nhằm hoàn thiện nền tảng chuyên môn để sẵn sàng cho công việc sau này.
3. Sinh viên nên theo học Kinh tế hay Quản trị Kinh doanh?
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đều là những lĩnh vực đem đến cho sinh viên nhiều cơ hội nghề nghiệp triển vọng. Mỗi lĩnh vực sẽ có mục tiêu riêng và nội dung đào tạo riêng, đòi hỏi người học cần có đủ khả năng, nền tảng vững chắc để theo học và tiếp thu kiến thức trọn vẹn.
3.1. Trường hợp nên chọn học Kinh tế
Dưới đây là một số lợi ích khi lựa chọn ngành Kinh tế cùng những lưu ý bạn nên cân nhắc:
Lợi ích khi lựa chọn | Những lưu ý khi lựa chọn |
Cơ hội được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp Xây dựng nền tảng kiến thức về kinh tế chuyên sâu Phát triển những kỹ năng về dự đoán, đánh giá thị trường. Cơ hội làm việc đa dạng trong các vị trí thuộc khối ngành kinh tế. |
Yêu cầu cao về chất lượng kiến thức, kỹ năng (công cụ phần mềm…) Cần có khả năng thích nghi nhanh chóng với những biến động trong nền kinh tế thị trường khu vực trong nước, ngoài nước. |
Nếu có những đặc điểm dưới đây, sinh viên ưu tiên lựa chọn ngành Kinh tế để có điều kiện học tập thuận lợi:
- Có tầm nhìn xa và linh hoạt
- Có khả năng thu thập xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác
- Thấu hiểu về các vấn đề diễn ra trong các tổ chức, xã hội
- Có khả năng tiếp thu nhanh chóng
- Chịu được áp lực dưới sự cạnh tranh cùng khối lượng kiến thức lớn
- ….
3.2. Trường hợp nên học Quản trị Kinh doanh
Tìm hiểu về ngành Quản trị Kinh doanh, sinh viên có thể tham khảo một số điểm nổi bật và lưu ý về ngành như sau:
Lợi ích khi lựa chọn | Những lưu ý về ngành |
Phát triển đa dạng các kỹ năng;
Mở rộng các mối quan hệ; Thu được kiến thức toàn diện trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý; Cơ hội nghề nghiệp đa dạng và rộng mở tại các tổ chức, doanh nghiệp, phòng ban kinh doanh; Sở hữu kiến thức nền tảng để khởi nghiệp thành công. |
Hạn chế tính chuyên sâu trong các chuyên ngành;
Thời gian học tập cần cân nhắc để theo học chuyên sâu các ngành; Mức độ cạnh tranh cao với nguồn nhân lực đông đảo. |
Sinh viên nên lựa chọn theo học ngành Quản trị kinh doanh khi có những điểm mạnh nổi bật như sau:
- Có niềm đam mê với kinh doanh
- Có kỹ năng giao tiếp khéo léo, đàm phán và thuyết trình tốt
- Mong muốn được khởi nghiệp
- Có khả năng lãnh đạo đội nhóm tốt
- Có khả năng tổ chức, sắp xếp tốt
- …
>>> Nếu vẫn còn đắn đo rằng không biết mình có thể học Quản trị kinh doanh hay không? Có thể tham khảo thêm bài viết “Quản trị Kinh doanh học có khó không? 6+ bí quyết chinh phục ngành học”
Hiện nay, tại BUV, sinh viên nếu có mong muốn học ngành học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh có thể tham khảo một số chương trình giảng dạy như: Chương trình Cử nhân Kinh tế và Quản lý, Chương trình Quản trị Kinh doanh Quốc tế hoặc Chương trình Kinh doanh và Quản lý.
Theo học những chương trình trên tại BUV, sinh viên sẽ có cơ hội được đào tạo trong môi trường quốc tế – nơi có đội ngũ giảng viên chất lượng, 100% tốt nghiệp từ những trường đại học uy tín trên thế giới. Ngoài ra, khung chương trình giảng dạy được xây dựng cung cấp những kiến thức toàn cầu, hiện đại sẽ là nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tự tin làm việc, thực hiện dự án thực tế sau khi tốt nghiệp.
Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp chi tiết những thông tin liên quan đến Kinh tế và Quản trị Kinh doanh giúp các sĩ tử có thêm hiểu biết, phân biệt sự khác nhau giữa hai ngành học để đưa ra lựa chọn phù hợp. Nếu cần tư vấn hoặc có thắc mắc, phụ huynh và các bạn học sinh có thể liên hệ đến số hotline 0247 7700 909 hoặc email sr@buv.edu.vn, Zalo để được BUV hỗ trợ nhanh chóng!