Tiêu chuẩn đầu ra của ngành Quản trị kinh doanh [Mới 2024]
Th2 01, 2024
15:59:42
Quản trị Kinh doanh là ngành học cung cấp kiến thức tổng quan về kinh doanh và quản lý. Sinh viên sau khi tốt nghiệp Quản trị Kinh doanh sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và các kỹ năng cần thiết để điều hành, quản trị các hoạt động trong doanh nghiệp. Vậy đầu ra của ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế ra sao? Những thắc mắc trên sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây!
1. Kiến thức và kỹ năng chuẩn đầu ra của ngành Quản trị Kinh doanh
Về cơ bản, chuẩn đầu ra Quản trị Kinh doanh gồm hai tiêu chí chính cần đáp ứng: kiến thức cơ sở và chuyên ngành, kỹ năng mềm và kỹ năng vận hành.
1.1. Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
Trong quá trình theo học ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được giảng dạy chi tiết những kiến thức cơ sở và chuyên ngành trong lĩnh vực kinh doanh. Một số môn học từ cơ bản đến chuyên sâu có thể kể đến: Quản trị học, Kinh tế vi mô – vĩ mô, Nguyên lý kế toán, Marketing căn bản, Quản trị tài chính, Quản trị doanh nghiệp…
Với những kiến thức này, sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh, sinh viên sẽ:
- Có kiến thức tổng quát về quản trị và kinh tế
- Có kiến thức nền tảng và thực tế về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing,… để điều hành và quản lý doanh nghiệp
- Có khả năng diễn giải và nhận biết thị trường, hệ thống tổng quan những kiến thức về chính sách pháp luật kinh tế của nhà nước.
- …
1.2. Kỹ năng mềm và kỹ năng vận hành
Không chỉ nắm được các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành, sinh viên tốt nghiệp Quản trị Kinh doanh cần có đầy đủ những kỹ năng mềm và kỹ năng vận hành đáp ứng công việc. Cụ thể như sau:
Kỹ năng mềm: Đầu ra ngành Quản trị Kinh doanh sẽ có kỹ năng quan trọng liên quan đến các hoạt động về việc ứng xử, giao tiếp, thái độ và có ảnh hưởng lớn đến khả năng làm việc, phối hợp của sinh viên. Yêu cầu đầu ra của sinh viên Quản trị Kinh doanh có những kỹ năng mềm như sau:
- Kỹ năng tư duy, phản biện
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
- Kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch
- …
Kỹ năng vận hành: Đây là nhóm kỹ năng giúp sinh viên sử dụng và vận hành nền tảng kiến thức thực tiễn một cách chuyên nghiệp để hoàn thành xuất sắc những công việc được giao. Yêu cầu đầu ra về kỹ năng vận hành của sinh viên Quản trị Kinh doanh như sau:
- Kỹ năng phân tích, xử lý và thu thập dữ liệu về thị trường, doanh nghiệp
- Kỹ năng hoạch định chiến lược hợp lý
- Kỹ năng đàm phán, thương lượng giải quyết các tình huống kinh doanh
- Kỹ năng xây dựng quy trình, kiểm soát nguồn lực, các vấn đề nội bộ
- …
>>> Nếu bạn đang quan tâm và muốn học ngành Quản trị Kinh doanh, nhưng chưa nắm rõ các thông tin? Để tìm hiểu kỹ hơn về ngành Quản trị Kinh doanh là gì? Xem ngay bài viết “Ngành Quản trị Kinh doanh là gì? 11+ thông tin cần biết”
2. Năng lực đầu ra của ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại BUV
Chương trình Quản trị Kinh doanh Quốc tế của BUV là chương trình học tập được xây dựng theo kiến thức kinh tế toàn cầu, cung cấp cho sinh viên những hiểu biết toàn diện về quản lý và kinh doanh trên phạm vi quốc tế. Quản trị Kinh doanh Quốc tế của BUV được xây dựng với lộ trình học rõ ràng trong thời gian đào tạo 3 năm, sinh viên được giảng dạy 100% bằng tiếng Anh.
Nhiều sinh viên thắc mắc rằng học Quản trị Kinh doanh có dễ xin việc không? Theo kết quả khảo sát của BUV, sinh viên học Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại trường có tỷ lệ tốt nghiệp lên tới 95,07%, và 100% sinh viên có việc làm hoặc học lên cao học trong vòng 3 tháng sau khi tốt nghiệp. Với tỷ lệ tốt nghiệp cao và chương trình đào tạo chuyên sâu, sinh viên BUV sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng các tiêu chuẩn công việc của nhiều doanh nghiệp. Trong đó, một số sinh viên đầu ra của ngành Quản trị Kinh doanh có đủ khả năng đáp ứng được các yêu cầu để làm việc tại vị trí quản lý.
Sinh viên tốt nghiệp Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại BUV cần đáp ứng những năng lực về đầu ra dựa theo tiêu chuẩn của QAA – Cơ quan Đảm bảo Chất lượng giáo dục Đại học Anh Quốc (đơn vị chịu trách nhiệm kiểm định, đảm bảo chất lượng của các trường đại học tại Anh và các cơ sở đào tạo chương trình bậc cao của Anh quốc trên thế giới).
2.1. Năng lực đầu ra về kiến thức và sự hiểu biết
Căn cứ tiêu chuẩn QAA, sinh viên sau khi hoàn thành chương trình Quản trị Kinh doanh Quốc tế của BUV có đầy đủ những kiến thức và sự hiểu biết về nền kinh tế toàn cầu, trau dồi chuyên sâu các kiến thức liên quan đến quản trị kinh doanh. Một số kiến thức có thể kể đến:
- Kiến thức về các tổ chức, môi trường kinh doanh
- Kiến thức về kinh tế học, các nguyên lý kinh tế vi mô và vĩ mô quan trọng
- Hiểu biết về kế toán
- Hiểu biết về vấn đề quản lý nguồn nhân sự trong doanh nghiệp
- Hiểu biết tốt về pháp luật trong kinh doanh
- Kiến thức về quản lý rủi ro, quản lý ngân sách, quy trình kinh doanh
- …
2.2. Năng lực đầu ra về học tập
Căn cứ tiêu chuẩn QAA, đầu ra của ngành Quản trị Kinh doanh của sinh viên tại BUV cần đáp ứng đầy đủ điều kiện tốt nghiệp về học vấn. Theo đó, sinh viên sẽ có khả năng phân tích, đánh giá, truy vấn và tư duy sáng tạo, đổi mới để đưa ra những giải pháp có hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Sinh viên có nền tảng kiến thức và năng lực để quản lý các hoạt động nội bộ của tổ chức, vận hành các quy trình, thủ tục và tham gia vào các chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, những quy chuẩn về lý luận đạo đức áp dụng trong các tổ chức, vai trò quản lý, lãnh đạo cũng là năng lực mà sinh viên Quản trị Kinh doanh Quốc tế của BUV có được.
Dự án trao đổi kiến thức ở năm 3 được xem có vai trò tương đương như một luận án cuối khóa để sinh viên thể hiện khả năng vận dụng thực tiễn những kiến thức được giảng dạy.
2.3. Năng lực đầu ra về các kỹ năng cần thiết
Bên cạnh những kiến thức và kỹ năng quan trọng, sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình Quản trị Kinh doanh Quốc tế của BUV được trang bị những kỹ năng chuyên môn và các kỹ năng sau:
2.3.1. Khả năng truy vấn
Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên có khả năng chứng minh, vận dụng thành thạo những phương pháp tiếp cận với thị trường, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về đạo đức trong kinh doanh. Qua đó, sinh viên có thể nghiên cứu và kiểm soát những vấn đề trong lĩnh vực quản lý, đồng thời áp dụng kiến thức để đưa ra những giải pháp, cơ hội mới trong bối cảnh toàn cầu.
2.3.2. Khả năng phân tích
Cử nhân Quản trị Kinh doanh Quốc tế có khả năng đánh giá, nghiên cứu về những vấn đề quản lý trong kinh doanh, đồng thời ứng dụng chúng trong việc ra quyết định chiến lược. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có tiềm năng trở thành những nhà kinh doanh tài ba, quyết đoán và sẵn sàng đối mặt với mọi vấn đề khó khăn trong suốt quá trình làm việc.
2.3.3. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Sinh viên cần có kỹ năng giải quyết vấn đề để trình bày những giải pháp, phương hướng tiếp cận những vấn đề xảy ra trong quá trình thực hiện các chiến lược trong doanh nghiệp. Theo đó, sinh viên có thể tự tin thể hiện những quan điểm của bản thân thông qua những kiến thức được giảng dạy trong quá trình học tập.
2.3.4. Kỹ năng giao tiếp
Sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình Quản trị Kinh doanh Quốc tế của BUV có thể truyền đạt những ý tưởng và giải pháp mạch lạc thông qua nhiều phương tiện khác nhau. Kỹ năng trên thể hiện sự tự tin vào khả năng giao tiếp, thuyết trình và tương tác của sinh viên trong các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước hoặc quốc tế.
2.3.5. Khả năng áp dụng thực tiễn
Hiện nay, chương trình học Quản trị kinh doanh tại BUV được thiết kế với nền kiến thức sâu rộng về các khía cạnh quản trị doanh nghiệp, kết hợp bổ trợ các kỹ năng cần thiết để áp dụng thực tiễn. Nhờ đó, sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ nắm rõ và vận dụng thành thạo những kỹ năng và kiến thức về phân tích, giải quyết các vấn đề trong doanh nghiệp.
2.3.6. Kỹ năng tự đánh giá và suy ngẫm
Đầu ra của sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại BUV có khả năng phát triển tinh thần trách nhiệm, chủ động trong các cơ hội. Đặc biệt khi nền kinh tế quốc tế phát triển, sinh viên có thể nhận thức tiềm năng của bản thân, thể hiện những kiến thức toàn cầu đáp ứng nhu cầu tuyển dụng.
Ngoài những năng lực đầu ra về kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong chương trình học Quản trị Kinh doanh Quốc tế, sinh viên BUV còn được đào tạo và rèn luyện thêm đa dạng các kỹ năng mềm khác từ Chương trình Nâng cao năng lực cá nhân và Kỹ năng xã hội (PSG). Xuyên suốt quá trình phát triển bản thân với PSG, sinh viên sẽ được hướng dẫn, tư vấn lộ trình phát triển cá nhân hóa, bám sát với nhu cầu và định hướng của từng bạn.
3. Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại BUV
Chương trình Quản trị Kinh doanh Quốc tế của BUV giúp sinh viên có thể trau dồi các kỹ năng và kiến thức chuyên môn một cách toàn diện. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có cơ hội gia nhập và làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp trong nước hoặc quốc tế. Theo khảo sát của BUV, 100% sinh viên có việc làm và học lên cao học trong vòng 3 tháng sau khi tốt nghiệp.
Ngoài ra, với mạng lưới đối tác của hơn 500 doanh nghiệp hàng đầu, BUV đem đến cơ hội cho sinh viên sau tốt nghiệp có thể làm việc trong các tổ chức như:
- Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank)
- Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TP Bank)
- Hãng hàng không Quốc gia Vietnam Airlines
- Hãng hàng không Tre Việt Bamboo Airways
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Uniqlo
- Deloitte (thuộc Tập đoàn Deloitte Touche Tohmatsu Limited)
- …
Với nền tảng kiến thức và kỹ năng chuyên sâu, sau khi hoàn thành chương trình Quản trị Kinh doanh Quốc tế BUV, sinh viên có thể tự tin đảm nhiệm các vị trí như:
- Quản lý Phát triển Kinh doanh: Quản lý Phát triển Kinh doanh thường đảm nhận nhiệm vụ xây dựng và triển khai chiến lược để mở rộng hoạt động kinh doanh, tạo ra cơ hội mới và tăng cường hiệu suất tài chính.
- Quản lý Chuỗi cung ứng (Supply chain): Với vị trí Quản lý Chuỗi cung ứng, người quản lý cần lên các kế hoạch nhằm quản lý hoạt động trong chuỗi cung ứng như tìm nguồn cung ứng, sản xuất, đảm bảo những giá trị có lợi với doanh nghiệp.
- Quản lý Dự án: Người quản lý có vai trò chính trong lập kế hoạch, điều phối và giám sát nguồn nhân lực để đảm bảo thực hiện đúng và đủ mục tiêu trong phạm vi về ngân sách, thời gian được duyệt.
- Chuyên viên Phân tích Tài chính: Tại vị trí Phân tích Tài chính, các chuyên viên có trách nhiệm đưa ra báo cáo và tư vấn tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua thu thập, xử lý và phân tích thông tin, dữ liệu về nguồn tài chính.
- Quản lý Nhân sự: Quản lý Nhân sự chuyên điều hành, quản lý những vấn đề xoay quanh “con người” trong doanh nghiệp qua nhiệm vụ tổ chức, quản lý tốt nguồn nhân lực và đảm bảo về chất lượng nhân sự của doanh nghiệp.
- Chuyên viên Kinh doanh Quốc tế: Chuyên viên là người có nhiệm vụ hoạch định, tổ chức và kiểm soát quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh trong phạm vi quốc tế của doanh nghiệp qua nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm.
- Chuyên viên Kinh doanh: Những chuyên viên sẽ chịu trách nhiệm trong việc phát triển, quản lý hàng loạt những hoạt động trong kinh doanh nhằm hoàn thành mục tiêu về các con số mà doanh nghiệp đề ra.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết về đầu ra của ngành Quản trị Kinh doanh giúp sinh viên có sự chuẩn bị đầy đủ về những kỹ năng, kiến thức để sẵn sàng bước vào thị trường lao động sau khi tốt nghiệp. Nếu muốn tìm hiểu thêm về chương trình Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại BUV, độc giả có thể liên hệ đến bằng cách gửi email tại sr@buv.edu.vn hoặc liên hệ tới số điện thoại +84 96 662 9909 để được tư vấn chi tiết!