Đi du học có tốt không? 17+ điều cần cân nhắc trước khi quyết định
Th2 20, 2024
13:34:11
Nhìn từ góc độ khách quan, đi du học tốt cho sự phát triển cá nhân và sự nghiệp tương lai. Tuy nhiên tùy thuộc vào hoàn cảnh, sở thích, tính cách và định hướng của từng sinh viên mà mức độ phù hợp có thể khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp học sinh, sinh viên nhìn nhận con đường đi du học dưới nhiều góc độ, đồng thời đưa ra định hướng hữu ích về vấn đề này.
1. 7 lợi ích khi lựa chọn đi du học nước ngoài
Du học là ước mơ của nhiều bạn trẻ Việt Nam trên con đường học vấn bởi 7 lợi ích nổi bật dưới đây:
1.1. Rèn luyện tính tự lập, khả năng tự chăm sóc bản thân
Khi đến một đất nước xa lạ, du học sinh phải tự giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống thay vì có sự hỗ trợ từ người thân. Các vấn đề này có thể bao gồm: sức khỏe và tâm lý, khác biệt văn hóa, giao tiếp, quản lý tài chính,…
Tất cả những trải nghiệm này sẽ giúp sinh viên phát triển tính tự lập, tăng khả năng quản trị cuộc sống cá nhân và sẵn sàng đối mặt với thách thức của cuộc sống sau này.
1.2. Trải nghiệm nền giáo dục tiên tiến của quốc gia khác
Du học là cơ hội lý tưởng để sinh viên trải nghiệm nền giáo dục tiên tiến của quốc gia khác trên thế giới. Sinh viên sẽ được tiếp xúc với các phương pháp giảng dạy và mô hình học tập hiện đại, gặp gỡ những giáo viên và nhà nghiên cứu xuất sắc đến từ nhiều nơi trên thế giới.
Bên cạnh đó, nền giáo dục tiên tiến thường đi kèm với các trung tâm nghiên cứu hàng đầu, sinh viên sẽ có cơ hội tham gia vào các dự án nghiên cứu chuyên sâu ngay từ khi ngồi trên giảng đường.
Bên cạnh việc đào tạo các kiến thức kỹ năng chuyên môn, du học sinh thường được thực tập sớm từ các công ty, tập đoàn nước ngoài. Điều này giúp các bạn có trải nghiệm thực tế về ngành nghề, hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực đã chọn, đồng thời tích lũy kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế.
1.3. Phát triển khả năng ngôn ngữ
Thông qua quá trình giao tiếp, sinh sống tại quốc gia mới, du học sinh có thể thực hành sử dụng và thấm nhuần ngoại ngữ một cách tự nhiên. Các hoạt động sinh hoạt tiếp xúc với người bản địa hàng ngày giúp du học sinh rèn luyện kỹ năng nghe nói trôi chảy, vận dụng văn phong ngoại ngữ thành thạo.
Đặc biệt khi du học tại các quốc gia đa ngôn ngữ như Mỹ, Singapore, Pháp, Canada,… du học sinh có khả năng học hỏi nhiều ngôn ngữ cùng lúc.
1.4. Mở rộng tư duy nhờ tiếp cận đa dạng nền văn hóa
Khi đến một đất nước mới, du học sinh sẽ có cơ hội tiếp xúc với một hoặc nhiều nền văn hóa mới. Đi kèm với đó là là một loạt các hoạt động làm quen với nếp sống mới, tiếp nhận những nền văn hóa mới như: thưởng thức ẩm thực, mặc trang phục truyền thống, tham gia lễ hội địa phương hay lắng nghe người dân bản địa chia sẻ thế giới quan thông qua nếp sinh hoạt thường ngày,…
Cơ hội trải nghiệm những nền văn hóa mới thúc đẩy du học sinh vượt ra vùng an toàn, điều chỉnh các định kiến cá nhân, tôn trọng và cởi mở hơn với những điều khác biệt.
1.5. Cơ hội làm việc toàn cầu
Sinh viên được đào tạo bởi những trường Đại học uy tín trên thế giới thường sở hữu những tấm bằng có giá trị toàn cầu. Cùng với kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm đã được tích lũy qua nhiều kỳ thực tập, sinh viên không khó để xin việc trong các tập đoàn lớn khi gia nhập thị trường lao động.
Ngoài ra các doanh nghiệp hiện nay cũng đánh giá cao những ứng cử viên thành thạo đa ngôn ngữ, tư duy độc lập, hiểu biết sâu rộng về nhiều nền văn hóa. Với những điều này, du học sinh sở hữu nhiều lợi thế trong quá trình phát triển sự nghiệp, ngay cả khi trở về quê hương.
1.6. Mở rộng mạng lưới quan hệ
Trong môi trường du học, sinh viên gặp gỡ nhiều người đến từ các quốc gia trên khắp thế giới. Khoảng thời gian du học đủ dài để sinh viên thiết lập được những mối quan hệ mới có ý nghĩa.
Những người bạn có thể trở thành những người đồng hành, chia sẻ giúp đỡ bạn trong cuộc sống, thậm chí có thể trở thành những người đồng nghiệp tương lai. Việc xây dựng mối quan hệ rộng mở cũng là cơ hội để du học sinh mở ra những cánh cửa mới, hỗ trợ đắc lực cho công việc sau này.
1.7. Nâng cao cơ hội định cư trong tương lai
Lựa chọn du học không chỉ có lợi cho con đường sự nghiệp mà còn giúp du học sinh nâng cao cơ hội định cư trong tương lai. Các quốc gia thường đưa ra các chính sách thu hút nhân tài bằng cách đơn giản hóa thủ tục định cư cho các sinh viên quốc tế. Một số quốc gia thuận lợi trong việc định cư được nhiều bạn trẻ Việt Nam ưu ái lựa chọn như Canada, Úc, Singapore, Bỉ, Na Uy…
2. 5 khó khăn có thể gặp phải khi du học
Du học mang lại nhiều cơ hội và trải nghiệm nhưng cũng đi kèm với một số khó khăn và thách thức. Việc đi du học có tốt không không chỉ được đánh giá dựa vào các lợi ích đến từ việc du học mà còn phụ thuộc vào cách bạn đối mặt xà xử lý các khó khăn.
Dưới đây là 5 khó khăn mà sinh viên có thể gặp phải khi đi du học:
2.1. Áp lực tài chính
Chi phí học tập và sinh hoạt đắt đỏ tại nước ngoài khiến nhiều du học sinh gặp các khó khăn về tài chính. Thông thường ngoài học phí, sinh viên sẽ phải chi trả thêm nhiều khoản khác khi sinh sống tại nước ngoài như: chỗ ở, thức ăn, điện, nước, vật dụng cá nhân, các chi phí y tế và bảo hiểm,…
Để giảm bớt các áp lực về tài chính, sinh viên có thể học cách quản lý tiền bạc, chi tiêu hợp lý, đi làm thêm, cố gắng nâng cao kiến thức để giành các suất học bổng có giá trị.
2.2. Rào cản về ngôn ngữ và văn hóa
Mỗi quốc gia đều sở hữu ngôn ngữ và nền văn hóa đặc trưng và khác biệt. Chính vì vậy đối với hầu hết du học sinh, rào cản về ngôn ngữ và văn hóa đều là những thách thức cần phải nỗ lực để vượt qua, thậm chí nhiều người đối diện với “sốc văn hóa”.
Tuy nhiên, mức độ “sốc văn hóa” nhiều hay ít, khả năng vượt qua nhanh hay chậm phụ thuộc lớn vào mỗi sinh viên và quốc gia mà sinh viên lựa chọn. Ví dụ, các nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ có nhiều nét văn hóa tương đồng với Việt Nam hơn so với các nước Âu – Mỹ.
2.3. Đối mặt với sự cô đơn và khó khăn về tâm lý
Sống xa gia đình và bạn bè có thể khiến du học sinh cảm thấy cô đơn và nhớ nhà, đặc biệt là trong những giai đoạn đầu khi phải thích nghi với môi trường mới, văn hóa mới. Sự khác biệt văn hóa, thậm chí là các thói quen hàng ngày và cách giao tiếp đều có thể khiến các bạn cảm thấy khó thích nghi.
Trong thời điểm này, du học sinh rất cần sự quan tâm, chia sẻ và kết nối từ những người xung quanh, liên hệ với người thân mỗi ngày cũng là một giải pháp tích cực.
2.4. Đòi hỏi thích nghi với phương pháp học tập mới
Tương tự như vấn đề ngôn ngữ, văn hóa, các phương pháp học tập mới vừa là lợi thế vừa là thách thức đối với du học sinh. Các phương pháp học tập mới đòi hỏi sinh viên cần trau dồi các kỹ năng đọc hiểu tài liệu, đọc hiểu thông tin, tự nghiên cứu, tư duy sáng tạo. Những sinh viên có thói quen học tập thụ động sẽ rất dễ bị bỏ lại phía sau.
2.5. Khó khăn khi phải sống tự lập
Trước khi rèn luyện được tính độc lập, khả năng tự chăm sóc chăm sóc bản thân, hầu hết các du học sinh đều phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn, thách thức. Tuy nhiên việc tự chịu trách nhiệm với cuộc sống của chính mình sẽ đem đến sự trưởng thành, là bước đệm tốt để sinh viên mạnh mẽ bước ra thị trường lao động hay sinh sống ở bất cứ đâu trong tương lai.
3. Khó khăn của du học sinh sau khi về nước
Bên cạnh những khó khăn trên, du học sinh sau khi về nước có thể sẽ đối diện với một số khó khăn khác về chuyên môn, thích nghi văn hóa và môi trường làm việc tại Việt Nam.
3.1. Khó khăn khi tìm việc làm phù hợp
Đây được xem là thách thức lớn nhất của du học sinh sau khi về nước. Vấn đề này không khẳng định mức độ cao thấp của trình độ, mà chủ yếu đề cập đến sự phù hợp trong nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp Việt Nam.
Thực tế cho thấy nhiều ứng cử viên là du học sinh vẫn có khả năng bị loại trong các vòng phỏng vấn, nguyên nhân là vì không phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
3.2. Không quen môi trường làm việc tại Việt Nam
Văn hóa công sở của Việt Nam chứa nhiều điểm khác biệt từ lối ứng xử, trang phục cho đến giờ giấc, nhịp độ làm việc..
Trước khó khăn này, du học sinh cần khéo léo áp dụng phong cách làm việc cởi mở sao cho phù hợp với môi trường làm việc trong nước, xây dựng mối quan hệ và tìm đến sự trợ giúp từ những người xung quanh.
3.3. Thiếu kiến thức chuyên môn về lĩnh vực tương tự trong nước
Các chương trình đào tạo trong trường Đại học được thiết kế phù hợp với đặc điểm của từng quốc gia. Vì vậy, các chương trình học tại các trường đại học ở nước ngoài có thể có sự khác biệt đáng kể so với chương trình tương đương ở Việt Nam.
Để vượt qua trở ngại này, du học sinh tăng cường khả năng tự học, tham gia các khóa đào tạo chứng chỉ liên quan ngắn hạn và học hỏi kinh nghiệm từ những người có chuyên môn trong nước. Ngoài ra việc lựa chọn “du học tại chỗ” ở các trường Đại học Quốc tế ngay tại Việt Nam như BUV cũng sẽ giúp bạn giải quyết khó khăn này (vừa được cấp bằng quốc tế, vừa được học và thực tập tại môi trường kinh doanh làm việc trong nước).
3.4. Cần thích nghi lại với sự thay đổi về văn hóa
Sự chênh lệch văn hóa có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày và công việc của du học sinh sau khi về nước. Tuy nhiên đây không phải vấn đề quá nghiêm trọng do du học sinh đã sinh sống tại Việt Nam khá lâu trước khi lựa chọn một quốc gia khác để học tập.
Sau khi trở về, nếu du học sinh được tiếp xúc, rút ngắn khoảng cách với gia đình, người thân thì quá trình thích nghi sẽ diễn ra nhanh chóng hơn, giảm bớt cảm giác khó khăn, căng thẳng.
3.5. Mức lương có thể không như kỳ vọng
Mức lương trung bình của các ngành nghề tại các nước đều có sự chênh lệch đáng kể, nguyên nhân là bởi trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia là hoàn toàn khác nhau. Để tránh thất vọng, sinh viên nên tham khảo mức thu nhập trong các doanh nghiệp trước khi quyết định về nước.
Một số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam hay các tập đoàn đa quốc gia, công ty nước ngoài có trụ sở ở Việt Nam hiện nay có thể là lựa chọn tốt cho du học sinh quốc tế trở về nước làm việc.
4. Trường hợp nào nên quyết định đi du học?
Định hướng dưới đây chỉ mang tính tham khảo. Học sinh, sinh viên nên hiểu rõ nhu cầu của bản thân cũng như tham khảo sự tư vấn từ thầy cô, gia đình, bạn bè để có sự lựa chọn đúng đắn.
4.1. Trường hợp nên đi du học phát huy được các lợi ích tối đa
Về ngành học:
- Sinh viên muốn theo học các khối ngành kinh tế, tài chính ngân hàng, công nghệ kỹ thuật, thiết kế thẩm mỹ như: Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật công nghiệp, Thiết kế thời trang, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng… Với sự phát triển kinh tế, khoa học và giáo dục tiên tiến của các nước phát triển, du học sinh theo học các ngành trên nhận nhiều lợi thế phát triển tốt.
- Ngoài ra, sinh viên mong muốn theo đuổi các ngành kỹ thuật cao không có tại Việt Nam (ví dụ vật lý nguyên tử,…).
Về tính cách, sở thích:
- Sẵn lòng trải nghiệm, tư tưởng cởi mở
- Không ngại đương đầu với thử thách, khó khăn
- Muốn phát triển sự nghiệp trong các tập đoàn đa quốc gia, công ty nước ngoài
- Có nhu cầu định cư nước ngoài
Về điều kiện, hoàn cảnh:
- Nền tảng ngôn ngữ tốt
- Điều kiện tài chính đáp ứng được quá trình học hoặc có học bổng hỗ trợ
4.2. Trường hợp đi du học “lợi bất cập hại”, nên học trong nước
Về ngành học:
- Sinh viên theo học các các ngành có tính học thuật cao như ngành Luật, Chính trị, Quân đội, Quản lý nhà nước,…. Các ngành học này có mức độ kiến thức tương đối khó và chuyên biệt tại từng quốc gia. Sinh viên sau khi đi du học gặp khó khăn nếu muốn làm việc trong nước và mức độ thăng tiến hạn chế khi làm việc tại nước ngoài.
Về tính cách, sở thích:
- Thích sự an toàn, ổn định
- Muốn gắn bó với gia đình, người thân và những thứ quen thuộc
- Không giỏi chịu áp lực, khó khăn
Về điều kiện hoàn cảnh:
- Chưa có sự chuẩn bị kỹ về mặt ngôn ngữ văn hóa
- Điều kiện tài chính trung bình: Hoàn cảnh tài chính không cho phép, cần sự đóng góp hỗ trợ tài chính từ con cái ngay sau khi tốt nghiệp.
Định hướng: Trong trường hợp sinh viên phân vân, chưa thực sự sẵn sàng để đi du học có thể tham khảo các phương án Du học tại chỗ – Học tập tại các trường đại học Quốc tế ngay tại Việt Nam.
5. Du học tại chỗ – Tận hưởng nền giáo dục Quốc tế ngay tại Việt Nam
Du học tại chỗ là một hình thức du học mới mẻ, cho phép sinh viên học tập đào tạo theo tiêu chuẩn Quốc tế, nhận bằng Quốc tế ngay tại Việt Nam. Hình thức du học này sở hữu nhiều ưu điểm, đồng thời khắc phục tối đa các hạn chế của du học nước ngoài.
Một số lợi ích sinh viên nhận được khi du học tại chỗ như:
- Chi phí học tập và sinh sống hợp lý
- Trải nghiệm chương trình đào tạo chất lượng Quốc tế, phương pháp học tập tiên tiến
- Bằng cấp được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới
- Không gặp trở ngại về văn hóa và môi trường làm việc
- Có thể duy trì mối quan hệ gia đình, bạn bè người thân một cách gần gũi
- Được tiếp thu tinh hoa giáo dục nước nhà, kết hợp với sự mới mẻ hiện đại của nền giáo dục quốc tế tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn
- Phát triển đầy đủ các kỹ năng cần thiết cho quá trình hội nhập
Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) với các Chương trình đào tạo Quốc tế hiện đang là cơ sở du học tại chỗ hàng đầu cho các bạn sinh viên Việt Nam. BUV đem đến nền giáo dục chuẩn Anh Quốc, tập trung vào 17 chương trình Cử nhân thuộc 4 khối ngành: Quản trị và Kinh doanh, Du lịch và Khách sạn, Thiết kế Sáng tạo, Khoa học Máy tính, Công nghệ và 1 chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh.
Sinh viên BUV sau khi tốt nghiệp sẽ được trao bằng (danh dự) bởi 4 trường Đại học danh giá trên thế giới là: Đại học London, Đại học Staffordshire, Đại học Stirling, Đại học Arts University Bournemouth.
Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, sinh viên BUV được rèn luyện các kỹ năng mềm quan trọng thông qua Chương trình Nâng cao Năng lực Cá nhân và Kỹ năng Xã hội (PSG). Nhờ phát triển toàn diện về kiến thức kỹ năng, tỷ lệ sinh viên BUV có việc làm hoặc học cao lên sau 3 tháng tốt nghiệp lên đến 100%.
Ngoài ra, nhờ cọ xát văn hóa từ sinh viên nước ngoài học tại BUV và các bạn tham gia chương trình trao đổi sinh viên quốc tế mà học viên BUV được tiếp cận đa dạng nền văn hóa, mở rộng tư duy, mạng lưới mối quan hệ và cải thiện khả năng ngôn ngữ nhanh chóng.
Đặc biệt, đối với những sinh viên có mong muốn tiếp tục thực hiện giấc mơ du học có thể chuyển tiếp và hoàn thành chương trình Đào tạo tại bất kỳ trường Đại học uy tín nào mà BUV đã thiết lập mối quan hệ hợp tác trên thế giới.
Như vậy, bài viết đã trả lời được cho bạn “đi du học có tốt không?” qua phân tích những thuận lợi và khó khăn riêng. BUV mong rằng các bạn học sinh, sinh viên sẽ đưa ra các quyết định đúng đắn và nỗ lực hết mình trên con đường đã chọn. Nếu cần tư vấn, giải đáp các thắc mắc, phụ huynh, học sinh có liên hệ trực tiếp tới hotline 096.662.9909 hoặc email sr@buv.edu.vn để được trợ giúp nhanh chóng.