Trần Bích Phương – Hành trình từ thực tập sinh không lương tới Oxford làm nghiên cứu sau tiến sĩ Trần Bích Phương – Hành trình từ thực tập sinh không lương tới Oxford làm nghiên cứu sau tiến sĩ
Trần Bích Phương – Hành trình từ thực tập sinh không lương tới Oxford làm nghiên cứu sau tiến sĩ
Trần Bích Phương – Hành trình từ thực tập sinh không lương tới Oxford làm nghiên cứu sau tiến sĩ

Follow us

Trần Bích Phương – Hành trình từ thực tập sinh không lương tới Oxford làm nghiên cứu sau tiến sĩ
Cựu sinh viên

Trần Bích Phương – Hành trình từ thực tập sinh không lương tới Oxford làm nghiên cứu sau tiến sĩ

Th9 16, 2024

Trần Bích Phương – Hành trình từ thực tập sinh không lương tới Oxford làm nghiên cứu sau tiến sĩ 11:48:27

Rẽ ngang sang ngành y tế công cộng vì niềm đam mê cống hiến cho cộng đồng, “trái ngọt” đã đến với Trần Bích Phương khi cô trở thành học giả nghiên cứu sau Tiến sĩ tại Đại học Oxford danh giá (Anh Quốc). 

“Rẽ ngang” vì đam mê dẫn lối 

“Làm trái ngành” trong suy nghĩ của nhiều người vẫn là một lựa chọn mạo hiểm, tiềm ẩn rủi ro thất bại và lãng phí thời gian khi không sử dụng được kiến thức tại trường Đại học. Tuy nhiên, với thế hệ trẻ ngày nay, việc theo đuổi đam mê, dù đó có là ngã rẽ trái ngành, lại là cơ hội để chứng tỏ sự nhạy bén, tài năng, tinh thần quả cảm và chính điều đó đã mang lại không ít thành công và dấu ấn cá nhân trên hành trình sự nghiệp. 

Trần Bích Phương – cựu sinh viên chương trình Quản trị Kinh doanh Quốc tế (IBM) tại trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) là một trong số đó. Ở tuổi 31, Bích Phương đã chạm tay vào ước mơ, trở thành học giả nghiên cứu sau Tiến sĩ (PostDoc) về Kinh tế Y Tế, Khoa chăm sóc sức khỏe ban đầu – khoa học sức khỏe Nuffield, Đại học Oxford. Cô sở hữu thành tích dày gồm 23 nghiên cứu đã được công bố trên các tạp chí khoa học top đầu. 

Bên cạnh đó, Phương còn được ký hợp đồng danh dự với vai trò chuyên gia tại Cơ quan An ninh Y tế, trực thuộc Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Vương quốc Anh. Đồng thời, cô cũng đang là chuyên gia tư vấn cho nhiều dự án nghiên cứu của các tổ chức quốc tế như Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNDP, tổ chức về bệnh lao FIT, v.v… 

Đại học Oxford, một trong những ngôi trường lâu đời và danh giá nhất thế giới, đã sản sinh ra nhiều nhân tài kiệt xuất. Nơi đây từng là mái nhà chung của nhà bác học Stephen Hawking với những đóng góp tiên phong trong lĩnh vực vật lý lý thuyết, nhà kinh tế học Adam Smith – cha đẻ của chủ nghĩa tư bản hiện đại, và Đại văn hào J.R.R. Tolkien – tác giả của loạt tiểu thuyết huyền thoại “Chúa tể những chiếc nhẫn” và “Anh chàng Hobbit”. 

Bích Phương đã chạm tay vào ước mơ, trở thành học giả nghiên cứu sau Tiến sĩ (PostDoc) về Kinh tế Y Tế tại Đại học Oxford.  

Có xuất phát điểm là một sinh viên kinh tế với cơ hội phát triển tại nhiều cơ quan, doanh nghiệp lớn như Đại Sứ Quán Mỹ tại Hà Nội, KPMG… nhưng Phương lại được đam mê dẫn lối để chuyển sang ngành y tế công cộng. 

Nói về lý do thôi thúc Phương đưa ra quyết định này, cô chia sẻ: “Ngành Kinh tế Y tế nghiên cứu cách phân bổ và đầu tư nguồn lực để cải thiện kết quả sức khỏe, là một ngành vẫn còn tương đối mới ở Việt Nam. Ngành này mang tính định lượng cao, để xây dựng các mô hình tính toán và đánh giá chi phí, lợi ích, hiệu quả và công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Đây hoàn toàn không phải lợi thế của mình, nhưng cũng chính vì vậy mà mình muốn chinh phục điều đó”.  

Có xuất phát điểm là một sinh viên kinh tế nhưng Phương lại chuyển sang ngành y tế công cộng vì đam mê.  

Từ cô thực tập sinh không lương ở một tổ chức phi chính phủ đến học giả nghiên cứu sau Tiến sĩ tại Đại học Oxford, Phương tự hào vì cuối cùng đã chinh phục được thử thách ngày ấy tự đặt ra cho chính mình. 

 Quả ngọt sau muôn vàn khó khăn 

Để theo đuổi giấc mơ du học Thạc sĩ trong khi ngành học bậc Cử nhân không liên quan nhiều đến Y tế công, Phương dành khoảng 2 năm làm việc ở Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Sức Khỏe, Đại học Y tế Công Cộng để tích lũy kinh nghiệm. Trong suốt 2 năm, cô đã nhiều lần thất bại khi nộp hồ sơ xin học bổng, nhưng với ý chí kiên cường, thành công đến với Phương bước đầu bằng học bổng toàn phần tại Viện Karolinska, Thụy Điển – một trong 10 trường đại học Y khoa hàng đầu thế giới.   

Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ, đối diện với visa sắp hết hạn mà học bổng cũng không còn, Phương chấp nhận làm thực tập không lương ở khoa và làm thêm ở nhà hàng để trang trải cuộc sống. Cũng có lúc Phương nản chí, nghĩ rằng mình sẽ khăn gói về Việt Nam sớm bởi không xin được việc, mà đồng nghiệp ở nơi làm thêm lại chèn ép. Có người còn bảo cô: “Học cao làm gì cuối cùng cũng chỉ đi làm ở nhà hàng thôi”.  

Bích Phương nhận được nhiều lời mời hấp dẫn trong lĩnh vực học thuật và nghiên cứu. 

 

Tuy nhiên, những khó khăn hay lời bán tán vẫn không thể làm chùn bước Phương. Sau 1,5 năm làm trợ lý nghiên cứu tại khoa cùng với nền tảng nghiên cứu từ khi còn ở Việt Nam với 6 bài nghiên cứu khoa học được xuất bản, Bích Phương nhận được 2 lời mời hấp dẫn. Một là quản lý dự án nghiên cứu cho một viện nghiên cứu ở Paris (Pháp), hai là nghiên cứu tiến sĩ tại đại học Antwerp (Bỉ). Đam mê học thuật dẫn Phương đến Bỉ cùng đề tài nghiên cứu mà cô rất quan tâm, về các bệnh mãn tính không lây, chi phí điều trị và mô hình chăm sóc tích cực đối với người mắc nhiều bệnh mãn tính.  

Trong suốt 4 năm học Tiến sĩ, Phương không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và vạch ra con đường tiếp theo ngay từ đầu năm 4. Để đa dạng hóa kinh nghiệm, từ bệnh không lây chuyển sang đề tài bệnh truyền nhiễm, cô ứng tuyển vào vị trí nghiên cứu sau tiến sĩ tại trường Đại học Oxford cho một dự án về vắc-xin của Ủy ban về tiêm chủng và miễn dịch của Anh. 

Phương luôn không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và vạch ra con đường tiếp theo cho bản thân.  

“Mình cảm thấy may mắn vì được chọn và làm việc với những giáo sư kinh tế y tế hàng đầu nước Anh. Và có lẽ điều mình yêu thích nhất là được đi nhiều nơi, trải nghiệm nhiều nền văn hoá, và học hỏi từ hệ thống y tế khắp nơi trên thế giới”, Bích Phương chia sẻ. 

Phương còn đóng góp trong những dự án giàu ý nghĩa tại các tổ chức phi chính phủ, Bộ Y Tế một số nước.  

Không chỉ đơn thuần là nghiên cứu hay làm việc, Phương còn đóng góp trong những dự án giàu ý nghĩa tại Viện Nghiên Cứu về Ung Thư Quốc Tế (IARC/trực thuộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO) ở Pháp, hay tham vấn cho Bộ Y Tế tại Bỉ, Anh và những dự án y tế thôn bản ở Việt Nam, Zambia. 

Câu chuyện của Bích Phương tràn đầy cảm hứng cho thế hệ trẻ, rằng với đam mê được đặt đúng chỗ, với tinh thần bền bỉ, không ngại khó khăn, con đường nào cũng sẽ dẫn đến thành công, dù cho hành trình có đầy thử thách hay gập ghềnh đến mấy! 

Sinh viên năm 3 BUV đã xuất sắc được nhận vào “Big 4” ngành kiểm toánXem thêm
Chốt việc “xịn” giữa biến động: Làm sao để sinh viên tăng lợi thế cạnh tranh?
Cập nhật

Th11 01, 2024

Chốt việc “xịn” giữa biến động: Làm sao để sinh viên tăng lợi thế cạnh tranh?

Thay vì đợi đến năm cuối đại học mới tìm kiếm cơ hội thực tập, nhiều sinh viên hiện đại bắt đầu đi làm tại các công ty đa quốc gia từ những năm học đầu tiên để tăng khả năng cạnh tranh Tích lũy kỹ năng, gia tăng kinh nghiệm Theo báo cáo về […]

Sinh viên năm 3 BUV đã xuất sắc được nhận vào “Big 4” ngành kiểm toán
Cập nhật

Th10 31, 2024

Sinh viên năm 3 BUV đã xuất sắc được nhận vào “Big 4” ngành kiểm toán

Khi thị trường tuyển dụng ngày càng đề cao kinh nghiệm và tính chủ động của sinh viên, có việc làm trước khi tốt nghiệp chính là thành công bước đầu của nhiều bạn trẻ trên hành trình sự nghiệp. Bắt đầu với những lựa chọn Trong bối cảnh toàn cầu hoá, người trẻ có […]

Elle Bùi: Khởi nghiệp ở tuổi 20, cựu sinh viên BUV thành công với 2 thương hiệu F&B
Cập nhật

Th8 05, 2024

Elle Bùi: Khởi nghiệp ở tuổi 20, cựu sinh viên BUV thành công với 2 thương hiệu F&B

Elle Bùi hiện đang cùng lúc vận hành hai nhãn hiệu F&B kinh doanh trà và cà phê, và làm freelancer chuyên tư vấn xây dựng thực đơn cho các doanh nghiệp F&B khác. Các dự án của Elle Bùi đều đang để lại những dấu ấn khác biệt trên thị trường ẩm thực sôi […]

Cựu sinh viên Lê Thanh Mai: Kết nối để thấu hiểu con người
Cập nhật

Th3 14, 2024

Cựu sinh viên Lê Thanh Mai: Kết nối để thấu hiểu con người

Là một cựu sinh viên nổi bật tốt nghiệp chương trình Quản trị Kinh doanh Quốc tế khóa 2014, sau một thập kỷ xây dựng sự nghiệp, chị Lê Thanh Mai đã tìm được cho mình những góc nhìn riêng về kết nối cộng đồng và kỹ năng lãnh đạo, góp phần giúp cô gái […]

Cựu sinh viên Đoàn Văn Tuấn: Nền tảng tư duy là “nguồn vốn” vô giá
Cập nhật

Th3 13, 2024

Cựu sinh viên Đoàn Văn Tuấn: Nền tảng tư duy là “nguồn vốn” vô giá

10 năm sau khi tốt nghiệp, cựu sinh viên Quản trị Kinh doanh Quốc tế Đoàn Văn Tuấn đã trở thành một trong những gương mặt nổi bật nhất trong giới đầu tư tại Việt Nam. Hiện anh Tuấn là Giám đốc đầu tư Tập đoàn Nexttech và Giám đốc quỹ Next100 Ventures, chịu trách […]

Cựu sinh viên Đặng Việt Anh: Kiến thức phải đi song hành cùng trải nghiệm
Cập nhật

Th3 12, 2024

Cựu sinh viên Đặng Việt Anh: Kiến thức phải đi song hành cùng trải nghiệm

Trong một cuộc nói chuyện với BUV, cựu sinh viên Quản trị Kinh doanh Quốc tế Đặng Việt Anh, tốt nghiệp năm 2014, chia sẻ về những kỷ niệm cũng như bài học kinh nghiệm mà anh đã đúc kết được trong 10 năm gây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực quản lý vận hành. […]

DMCA.com Protection Status