Ngành Quản trị Kinh doanh là gì? 11+ thông tin cần biết Ngành Quản trị Kinh doanh là gì? 11+ thông tin cần biết
Ngành Quản trị Kinh doanh là gì? 11+ thông tin cần biết
Ngành Quản trị Kinh doanh là gì? 11+ thông tin cần biết

Follow us

Ngành Quản trị Kinh doanh là gì? 11+ thông tin cần biết
Quản trị kinh doanh

Ngành Quản trị Kinh doanh là gì? 11+ thông tin cần biết

Th8 19, 2024

Ngành Quản trị Kinh doanh là gì? 11+ thông tin cần biết 11:20:08

Ngành Quản trị Kinh doanh (Business Administration) là một ngành học chuyên đào tạo các kiến thức và kỹ năng liên quan đến quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh. Ngành này mở ra vô số cơ hội nghề nghiệp, từ quản lý đến chiến lược kinh doanh. Khám phá ngay bài viết này để hiểu rõ hơn về ngành Quản trị Kinh doanh là gì và tại sao ngành này lại HOT đến vậy!

Table of Contents

1. Ngành Quản trị Kinh doanh là gì?

Ngành Quản trị Kinh doanh là một ngành học hay lĩnh vực chuyên môn liên quan đến quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh của một tổ chức hoặc doanh nghiệp.

Mục tiêu của quản trị kinh doanh là đảm bảo rằng các nguồn lực như nhân sự, tài chính và công nghệ được sử dụng một cách hiệu quả nhất để đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

Bản chất công việc của ngành Quản trị Kinh doanh

Theo Tiến sĩ Enrique Barreiro, MBA, Phó trưởng khoa Kinh doanh tại Đại học Southern New Hampshire (SNHU), bản chất Quản trị Kinh doanh bao gồm:

  • Phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định sáng suốt
  • Giao tiếp hiệu quả
  • Phối hợp nguồn lực và tài chính
  • Lãnh đạo và quản lý đội nhóm
  • Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch cho thành công trong tương lai

Vậy học Quản trị Kinh doanh là học gì?

Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị kiến thức toàn diện về các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp, từ tài chính, marketing, nhân sự đến chiến lược và quản lý vận hành,…

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực như tài chính, marketing, nhân sự, bán hàng và quản lý vận hành tại các công ty trong và ngoài nước.

Đào tạo kiến thức, kỹ năng vận hành quản lí doanh nghiệp

Ngành Quản trị Kinh doanh đào tạo người học các kiến thức, kỹ năng để có thể vận hành và quản lý một doanh nghiệp

2. Chuyên ngành chính trong Quản trị Kinh doanh: Nên chọn chuyên ngành nào?

Ngành Quản trị Kinh doanh có thể bao gồm các chuyên ngành như:

  • Quản trị Kinh doanh tổng hợp: Chuyên ngành này tập trung vào việc quản lý và điều hành tổng thể các hoạt động kinh doanh trong một tổ chức.
  • Quản trị Marketing: Quản trị Marketing tập trung vào việc nghiên cứu, xây dựng, quản lý chiến lược tiếp thị để tiếp cận khách hàng, gia tăng lợi nhuận cho tổ chức.
  • Quản trị Nhân sự: Sinh viên sẽ được đào tạo cách quản lý, tận dụng và phát triển nguồn lực nhân sự trong tổ chức.
  • Quản trị Tài chính: Chuyên ngành tập trung vào việc quản lý và điều hành các hoạt động tài chính trong tổ chức.
  • Quản trị Chuỗi cung ứng: Chuyên ngành đào tạo cách quản lý và điều hành hoạt động chuỗi cung ứng từ giai đoạn sản xuất đến giai đoạn tiêu thụ.
  • Quản trị Khởi nghiệp: Sinh viên sẽ được học cách thành lập và quản lý các doanh nghiệp mới được thành lập.
  • Quản trị Kinh doanh Lữ hành và Du lịch: Chuyên ngành này tập trung vào việc quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh trong ngành du lịch và lữ hành.
  • Quản trị Kinh doanh Khách sạn: Tương tự, chuyên ngành đào tạo chủ yếu các kiến thức, kỹ năng quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh trong ngành khách sạn.
  • Quản trị Kinh doanh Nhà hàng: Chuyên ngành này giúp sinh viên hiểu về các khía cạnh quản lý nhà hàng và phát triển kỹ năng quản lý trong ngành này.
  • Quản trị Kinh doanh Nông nghiệp: Chuyên ngành tập trung vào việc quản lý và phát triển các hoạt động kinh doanh trong ngành nông nghiệp.
  • Quản trị Kinh doanh Quốc tế: Quản trị Kinh doanh Quốc tế đào tạo người học cách quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh trong môi trường quốc tế.
  • v.v.

 

Chuyên ngành đa dạng trong Quản trị kinh doanh

Ngành Quản trị Kinh doanh sở hữu nhiều chuyên ngành khác nhau

3. Ngành Quản trị Kinh doanh cần học những môn gì?

Chương trình học ngành Quản trị Kinh doanh ở mỗi trường sẽ khác nhau tùy vào mục tiêu và thời gian đào tạo. Cụ thể tại BUV, sinh viên ngành sẽ được tiếp cận các môn học ngành trong Quản trị Kinh doanh học theo lộ trình đào tạo như sau:

Năm  Môn học
1
  • Quản trị doanh nghiệp linh hoạt
  • Kinh tế học cho nhà quản lý
  • Kế toán quản trị
  • Quản trị nguồn nhân lực
  • Marketing khởi nghiệp
  • Luật cho nhà quản lý
  • Bộ công cụ và kỹ năng chuyên ngành
2
  • Chiến lược và kế hoạch Marketing số
  • Sáng tạo và đổi mới trong kinh doanh
  • Chuỗi cung ứng và kho vận toàn cầu
  • Bộ công cụ và kỹ năng chuyên ngành nâng cao
  • Hệ thống thông tin trong tổ chức
  • Dữ liệu lớn
  • Quản trị đa văn hóa
  • Dự án thực tập
3
  • Chiến lược kinh doanh quốc tế
  • Nhà lãnh đạo đích thực
  • Đạo đức kinh doanh
  • Dự án trao đổi kiến thức
  • Thay đổi và chuyển biến
  • Sử dụng dữ liệu cho quyết định tài chính

 

Lộ trình các môn học Quản trị Kinh doanh tại BUV

Ngành Quản trị Kinh doanh tại BUV với lộ trình các môn học đa dạng dành cho sinh viên

Ngoài ra, sinh viên sẽ được phát triển cả về kỹ năng mềm trong quá trình học tập ngành Quản trị Kinh doanh, có thể kể đến như:

  • Kỹ năng quản lý: Để sinh viên sau khi ra trường có thể điều hành một tổ chức hiệu quả, ngành Quản trị Kinh doanh cung cấp những kiến thức và kỹ năng về quản lý, bao gồm cách lập kế hoạch, tổ chức, phân công nhiệm vụ, giám sát và đưa ra quyết định hiệu quả.
  • Kỹ năng giao tiếp: Trong tổ chức, giao tiếp hiệu quả là cơ sở để xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm và các bộ phận khác nhau, nhằm đạt được mục tiêu chung. Đồng thời, trong môi trường kinh doanh, việc giao tiếp với khách hàng và đối tác là vô cùng quan trọng để mang lại giá trị cho tổ chức. 
  • Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh sẽ được trang bị các phương pháp phân tích và giải quyết vấn đề trong môi trường kinh doanh thông qua việc phân tích dữ liệu và thông tin, đánh giá tình huống, phân tích vấn đề, tư duy phản biện.
  • Kỹ năng xây dựng quan hệ và làm việc nhóm: Sinh viên sẽ học cách làm việc nhóm, phát triển kỹ năng lắng nghe, tương tác và xây dựng mối quan hệ thông qua những bài tập lớn, dự án,… trong quá trình học tập.
  • Kỹ năng lãnh đạo: Ngành Quản trị Kinh doanh giúp người học phát triển kỹ năng lãnh đạo thông qua việc rèn luyện cách truyền cảm hứng, định hướng và động viên nhóm làm việc qua những dự án, bài tập nhóm,…

Đặc biệt khi học tập tại BUV, sinh viên sẽ được trau dồi và phát triển đa dạng các kỹ năng nghề nghiệp và xã hội phù hợp với thị trường lao động cũng như sở thích cá nhân thông qua Chương trình Nâng cao Năng lực cá nhân và Kỹ năng xã hội (PSG) do BUV triển khai.

Phát triển đa dạng các kỹ năng mềm

Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh sẽ được phát triển đa dạng các kỹ năng mềm

4. Có nên học ngành Quản trị Kinh doanh không?

Để giải đáp cho câu hỏi “có nên học ngành Quản trị Kinh doanh không” thì dưới đây là 6 lý do nổi bật mà sĩ tử nên theo đuổi ngành học này:

4.1. Cơ hội việc làm đa dạng và linh hoạt nhiều vị trí

Ngành Quản trị Kinh doanh mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng các doanh nghiệp mới thành lập dẫn đến nhu cầu nhân lực trong ngành Quản trị Kinh doanh tăng cao.

Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2023, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 159.294, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2022). Đây cũng là lần đầu tiên chạm mức kỷ lục, gấp 1,2 lần mức bình quân giai đoạn 2017 – 2022. – Nguồn: Số doanh nghiệp thành lập mới năm 2023 gấp 1,2 lần mức bình quân giai đoạn 2017-2022.

Cơ hội việc làm rộng mở

Ngành Quản trị Kinh doanh mang đến cho sinh việc cơ hội việc làm rộng mở

4.2. Có lộ trình thăng tiến rõ ràng

Người làm trong ngành Quản trị Kinh doanh sẽ có lộ trình thăng tiến rõ ràng. Điều này giúp người học có mục tiêu, kế hoạch cụ thể trong cuộc sống cũng như động lực phấn đấu, gặt hái được nhiều thành công.

Bạn có thể tham khảo tổng quát về lộ trình thăng tiến của một nhân viên kinh doanh (do trang TopCV tổng hợp) trong bảng dưới đây:

Số năm kinh nghiệm Chức vụ
Mới tốt nghiệp/Dưới 1 năm Nhân viên kinh doanh
Khoảng 2 năm ở chức vụ nhân viên kinh doanh Chuyên viên kinh doanh/Trưởng bộ phận kinh doanh
Ít nhất từ 5 – 7 năm ở chức vụ chuyên viên kinh doanh/trưởng bộ phận kinh doanh Trưởng phòng kinh doanh
Ít nhất 10 năm kinh nghiệm ở chức vụ trưởng phòng kinh doanh Giám đốc kinh doanh

* Lưu ý: Lộ trình này chỉ mang tính chất tham khảo.

Cung cấp lộ trình thăng tiến rõ ràng

Ngành Quản trị Kinh doanh cung cấp lộ trình thăng tiến rõ ràng

4.3. Được trải nghiệm vừa học vừa thực hành

Ngành Quản trị Kinh doanh mang đến cho sinh viên cơ hội trải nghiệm thực tế nhờ chương trình đào tạo kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Ngoài ra, một số trường Đại học còn cung cấp cho sinh viên đa dạng chương trình thực tập, nâng cao và phát triển kỹ năng. 

Ví dụ, BUV hiện đang sở hữu mạng lưới 500+ đối tác gồm các tổ chức và doanh nghiệp hàng đầu trong nước và quốc tế, giúp sinh viên có cơ hội thực tập và trau dồi kinh nghiệm ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường.

Cơ hội trải nghiệm thực tế trong quá trình học tập

Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh sẽ có cơ hội trải nghiệm thực tế ngay trong quá trình học tập

4.4. Giúp tạo dựng nền tảng khởi nghiệp

Sinh viên sẽ được học tập các môn chuyên ngành như: Quản trị doanh nghiệp linh hoạt, Marketing khởi nghiệp, kinh tế học cho nhà quản lý,… (tùy theo cơ sở đào tạo), cùng những kỹ năng như: lãnh đạo, ra quyết định, tư duy phản biện, giao tiếp, tài chính, Marketing,… Đây là nền tảng vững chắc giúp người học tự tin và sẵn sàng khởi nghiệp kinh doanh sau này.

4.5. Tạo dựng, mở rộng mạng lưới quan hệ

Ngành Quản trị Kinh doanh giúp sinh viên mở rộng mạng lưới quan hệ cá nhân trong quá trình học tập cho đến khi ra trường. Sinh viên có thể xây dựng mối quan hệ qua các dự án, bài tập nhóm, sự kiện, hội thảo, chương trình hợp tác giữa trường Đại học và doanh nghiệp,…

4.6. Phát triển con đường học vấn

Ngành Quản trị Kinh doanh giúp học viên mở rộng con đường học vấn cũng như phát triển cá nhân. Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân Quản trị Kinh doanh, sinh viên có thể tiếp tục học lên thạc sĩ tại các trường Đại học trong nước và nước ngoài nếu như đáp ứng các điều kiện học Thạc sĩ Quản trị kinh doanh.

Tiếp tục học thêm văn bằng MBA

Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh có thể tiếp tục học thêm văn bằng MBA

5. Học ngành Quản trị Kinh doanh ra làm gì?

Bạn không phải lo lắng rằng học Quản trị Kinh doanh ra làm nghề gì, vì sau tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh sinh viên có thể làm việc ở nhiều vị trí tại đa dạng. Một số nhóm nghề nổi bật có thể kể đến dưới đây:

Nhóm nghề Gợi ý công việc
Kinh doanh – Sale
  • Nhân viên kinh doanh, trợ lý kinh doanh, quản lý kinh doanh quốc tế, nhân viên phát triển thị trường,…
Marketing – Truyền thông
  • Nhân viên Marketing, PR, tiếp thị, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, trưởng phòng truyền thông, giám đốc sáng tạo,…
Khởi nghiệp kinh doanh
  • Tự khởi nghiệp, quản lý và vận hành doanh nghiệp.
Giáo dục
  • Giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng, nghiên cứu viên,…
Hành chính
  • Quản lý nhân sự, chuyên viên hành chính nhân sự, chuyên viên chiến lược,…

5.1. Nhóm nghề kinh doanh – sale

Nhóm nghề kinh doanh – sale giúp gia tăng doanh số, lợi nhuận, hỗ trợ phát triển và duy trì hoạt động kinh doanh của tổ chức. Người làm việc trong nhóm ngành này cần có kỹ năng bán hàng, tư duy phân tích, quản lý và lãnh đạo, giao tiếp,…

Gợi ý một số vị trí nghề nghiệp: Giám đốc kinh doanh, trưởng phòng kinh doanh, nhân viên kinh doanh, quản lý kinh doanh quốc tế, trợ lý,…

Các công việc tương lai của sinh viên theo học

Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh có thể trở thành nhân viên kinh doanh và dễ dàng thăng tiến 

5.2. Nhóm nghề Marketing – truyền thông

Marketing – Truyền thông là một ngành yêu cầu sự sáng tạo cao, kỹ năng giao tiếp tốt, ham hiểu sâu sắc về thị trường và kiến thức về truyền thông sâu rộng. Tính linh hoạt và tinh thần làm việc nhóm cũng là những yếu tố quan trọng để thành công trong lĩnh vực này.

Gợi ý vị trí nghề nghiệp: Nhân viên Marketing, nhân viên PR, nhân viên tiếp thị, nhân viên nghiên cứu thị trường, nhân viên chăm sóc khách hàng, trưởng phòng truyền thông – hình ảnh, giám đốc sáng tạo, giám đốc truyền thông,…

Định hướng tương lai của sinh viên

Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh có thể làm các công việc trong lĩnh vực Marketing và truyền thông

5.3. Khởi nghiệp kinh doanh

Ngoài làm việc ở các tổ chức, người học ngành Quản trị Kinh doanh có thể tự khởi nghiệp kinh doanh, tổ chức và quản lý doanh nghiệp của riêng mình. Bởi ngành học này cung cấp kiến thức rộng rãi về quản lý, xây dựng chiến lược, Marketing, quản lý tài chính và các khía cạnh quan trọng khác của hoạt động doanh nghiệp.

Khởi nghiệp kinh doanh không chỉ mang lại lợi ích về mặt tài chính mà còn mang lại sự tự do, sáng tạo và phát triển cá nhân. Tuy nhiên, tự khởi nghiệp kinh doanh cũng đầy rủi ro và thách thức.

Gợi ý một số ngành nghề

Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh có thể tự khởi nghiệp kinh doanh và vận hành doanh nghiệp của mình

5.4. Nhóm nghề giáo dục

Nhóm nghề giáo dục bao gồm các công việc liên quan đến truyền đạt kiến thức chuyên môn, phát triển kỹ năng cần thiết cho người học. Vì thế, người làm việc trong nhóm nghề này cần có kỹ năng giao tiếp tốt, lắng nghe, thấu hiểu người khác,…

Gợi ý một số vị trí nghề nghiệp: Giảng viên chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung tâm nghiệp vụ,…

5.5. Nhóm nghề hành chính

Các công việc của nhóm nghề này bao gồm quản lý thông tin, hỗ trợ quản lý, quản lý văn phòng, giao tiếp nội bộ, xử lý tài liệu,.. nhằm đảm bảo các hoạt động trong tổ chức diễn ra thuận lợi.

Gợi ý một số vị trí nghề nghiệp: Quản lý nhân sự, chuyên viên phụ trách các công việc hành chính nhân sự, chuyên viên xây dựng chiến lược,…

6. Mức lương của ngành Quản trị Kinh doanh là bao nhiêu?

Theo trang Salary Explore, mức lương trung bình của ngành Quản trị Kinh doanh tại Việt Nam dao động từ 7.250.000 – 20.300.000 VNĐ/tháng. Mức lương này có thể thay đổi tùy theo trình độ, kinh nghiệm làm việc, địa điểm, quy mô của tổ chức làm việc,…

Bạn có thể tham khảo mức lương trung bình của Quản trị Kinh doanh theo chức vụ tại bảng dưới đây:

Chức vụ Mức lương
Thử việc Tối thiểu từ 3.070.000 – 4.420.000 VNĐ/tháng
Nhân viên kinh doanh Trung bình khoảng 10.700.000 VNĐ/tháng
Chuyên viên kinh doanh Trung bình khoảng 16.800.000 VNĐ/tháng
Trưởng phòng kinh doanh Trung bình khoảng 31.600.000 VNĐ/tháng
Giám đốc Trung bình khoảng 38.000.000 VNĐ/tháng, con số này có thể tăng lên phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp

* Lưu ý: Mức lương trên chỉ mang tính chất tham khảo, điều này còn tùy vào năng lực, vị trí, địa điểm làm việc,…

Khoảng thu nhập trung bình của ngành

Mức lương trung bình của ngành Quản trị Kinh doanh tại Việt Nam khoảng từ 7.250.000 – 20.300.000 VNĐ/tháng

7. Theo học ngành Quản trị Kinh doanh cần có những tố chất gì?

Dưới đây là những tố chất sinh viên cần có hoặc cần trau dồi thêm để có thể thuận lợi theo đuổi ngành Quản trị Kinh doanh: 

  • Tự tin và có tố chất quản lý, lãnh đạo: Sự tự tin giúp người quản lý đưa ra quyết định, đặt ra mục tiêu và dẫn dắt đội nhóm một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, tố chất lãnh đạo giúp định hình và thúc đẩy đội nhóm theo hướng mục tiêu chung. 
  • Có mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống: Có mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống là một ưu điểm lớn và rất phù hợp với ngành Quản trị Kinh doanh. Mục tiêu rõ ràng giúp người quản trị biết cách lập kế hoạch và theo dõi tiến trình đều đặn, từ đó quản lý tốt các dự án và  chiến lược doanh nghiệp.
  • Ưa thích sự mạo hiểm: Quản trị Kinh doanh là ngành nghề có nhiều sự rủi ro bởi trong kinh doanh, không ai chắc chắn sự thành công 100%. Để có những bước đột phá, người theo đuổi ngành này cần mạnh bạo, tinh thần sẵn sàng thử nghiệm những cách làm, hướng đi mới. 
  • Quyết đoán trong mọi việc: Trong kinh doanh, quyết định nhanh chóng và chính xác là rất quan trọng bởi điều này có thể giúp tổ chức gặt hái nhiều thành công cũng như giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường
  • Khả năng diễn giải, tranh luận, thuyết phục: Trong Quản trị Kinh doanh, người học sẽ thường xuyên phải thuyết phục, tranh luận với người khác, trình bày ý kiến và ý tưởng kinh doanh của bản thân. 
  • Tư duy nhạy bén và thực tế: Trong kinh doanh, tư duy nhạy bén và thực tế sẽ giúp bạn có khả năng phát hiện vấn đề nhanh chóng và tìm ra những giải pháp phù hợp nhất.
  • Đam mê kinh doanh: Sự đam mê với lĩnh vực kinh doanh sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn cũng như tạo động lực để phát triển và đạt thành công.
  • Người ưa thích giao tiếp: Việc thường xuyên giao tiếp, lắng nghe và tương tác với người khác giúp bạn xây dựng mối quan hệ bền chặt. Đây còn là cơ hội để bạn đàm phán, thuyết phục đối tác, khách hàng nhằm mang lại giá trị cho bản thân và tổ chức.

Bên cạnh những yếu tố trên, bạn đọc có thể truy cập bài viết Quản trị kinh doanh phù hợp với ai? Điểm qua 12 yếu tố quan trọng nhất để tìm hiểu thêm về các tố chất khác.

Lưu ý dành cho sinh viên

Để gặt hái được nhiều thành công, người học ngành Quản trị Kinh doanh cần trau dồi nhiều tố chất

8. Ngành Quản trị kinh doanh thi khối nào?

Hiện nay để xét tuyển vào ngành Quản trị Kinh doanh, sĩ tử có đa dạng lựa chọn khối thi tùy vào yêu cầu xét tuyển của mỗi cơ sở đào tạo. Dưới đây là 5 khối thi xét tuyển cùng các tổ hợp môn phổ biến mà sĩ tử có thể tham khảo để lựa chọn phù hợp:

  • A00: Toán – Lý – Hóa
  • A01: Toán – Lý – Anh
  • C00: Văn – Sử – Địa
  • D01: Văn – Toán – Anh
  • D07: Toán – Hóa – Anh

Sĩ tử có thể tham khảo thêm về các khối thi cũng như những phương thức xét tuyển ngành Quản trị Kinh doanh tại bài viết “học quản trị kinh doanh thi khối nào”.

Khối ngành xét tuyển đa dạng

Hiện nay, ngành Quản trị Kinh doanh có đa dạng khối thi để sĩ tử xét tuyển

9. Học phí của ngành Quản trị Kinh doanh

Dưới đây là ước tính học phí của ngành Quản trị Kinh doanh tại hình thức trường công lập, ngoài công lập và Quốc tế ở Việt Nam:

  • Trường công lập: 20.000.000 – 40.000.000 VNĐ/năm
  • Trường ngoài công lập: 30.000.000 – 80.000.000 VNĐ/năm
  • Trường Quốc tế: 150.000.000 – 750.000.000 VNĐ/năm

Sĩ tử có thể truy cập tại bài viết Học Quản trị Kinh doanh bao nhiêu tiền? để tìm hiểu chi tiết mức học phí của từng chương trình cụ thể tại mỗi hình thức trường.

Lưu ý về học phí

Học phí ngành Quản trị Kinh doanh tùy vào loại hình trường cũng như chương trình đào tạo

10. Dự đoán XU HƯỚNG ngành Quản trị Kinh doanh giai đoạn 2025 – 2026

Ngành Quản trị Kinh doanh giai đoạn 2025 – 2026 vẫn được dự đoán là sẽ “hot”, nhưng sự hấp dẫn của ngành sẽ tiếp tục phụ thuộc vào một số xu hướng và yếu tố cụ thể:

  • Tăng nhu cầu về quản trị công nghệ:Các vị trí như quản lý chuyển đổi số, Al, giám đốc công nghệ (CTO) và quản trị hệ thống thông tin được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ.
  • Sự phát triển của các ngành liên quan đến bền vững: Áp lực từ người tiêu dùng và quy định pháp luật về môi trường sẽ tạo ra nhu cầu lớn cho các chuyên gia quản trị có kiến thức về kinh doanh bền vững, CSR (trách nhiệm xã hội doanh nghiệp) và phát triển xanh. Các vị trí trong quản trị chuỗi cung ứng bền vững và quản lý tác động môi trường sẽ trở nên phổ biến hơn.
  • Vai trò quản lý đội nhóm đa văn hóa và quốc tế: Toàn cầu hóa tiếp tục tạo ra nhu cầu về những chuyên gia có khả năng quản lý và lãnh đạo trong môi trường quốc tế. Các vị trí như quản lý kinh doanh quốc tế, giám đốc vùng và quản lý quan hệ đối tác xuyên quốc gia sẽ ngày càng cần thiết.

11. Một số câu hỏi thường gặp về ngành Quản trị Kinh doanh

Trong quá trình tìm hiểu về ngành Quản trị Kinh doanh là gì, sĩ tử có thể gặp một số thắc mắc phổ biến cần được giải đáp như sau:

11.1. Học quản trị kinh doanh có khó không?

Nếu bạn thắc mắc rằng học Quản trị Kinh doanh có khó không thì câu trả lời là  “không quá khó”, tuy nhiên đòi hỏi sự kiên trì, khả năng tư duy logic và kỹ năng quản lý thời gian tốt. Mức độ khó khăn của ngành này phụ thuộc vào khả năng và sự phù hợp của từng cá nhân với các yêu cầu cụ thể của ngành.

11.2. Con gái có nên học Quản trị Kinh doanh không?

Việc học ngành Quản trị Kinh doanh không có sự phân biệt giới tính nam hay nữ, đặc biệt ngày nay giới nữ thường có khá nhiều ưu thế để theo đuổi ngành nghề này.

Bạn đọc có thể truy cập tại bài viết[Giải đáp] Con gái có nên học Quản trị kinh doanh không?để tìm hiểu thêm.

11.3. Tỷ lệ thất nghiệp Quản trị Kinh doanh có cao không?

Lĩnh vực này thường có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn so với các ngành nghề khác do tính chất đa dạng và linh hoạt của ngành, mang lại nhiều cơ hội việc làm trong các lĩnh vực như tài chính, marketing, nhân sự, quản lý dự án và khởi nghiệp.

Ở Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực Quản trị Kinh doanh vẫn ổn định, đặc biệt khi các công ty ngoài nước ngày càng đầu tư nhiều vào nước ta.

11.4. Có phải học Quản trị kinh doanh xong ra làm “sếp”?

11.5. Học Quản trị Kinh doanh ở đâu thì tốt?

Khi lựa chọn trường đại học để theo học ngành Quản trị Kinh doanh (QTKD), bạn có thể cân nhắc giữa các loại hình trường khác nhau, bao gồm trường công lập, trường dân lập hoặc trường quốc tế. Mỗi loại hình có ưu điểm và định hướng riêng, phù hợp với nhu cầu của từng sinh viên.

Việc chọn trường phù hợp phụ thuộc vào mục tiêu nghề nghiệp, khả năng tài chính, và định hướng học tập của mỗi cá nhân. Nếu bạn tìm kiếm môi trường quốc tế với cơ hội kết nối và trải nghiệm thực tiễn, các trường quốc tế như BUV sẽ là lựa chọn tuyệt vời!

Hiện nay, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) là một trong những cơ sở đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế chất lượng mà sĩ tử có thể tham khảo lựa chọn. Sau khi hoàn thành chương trình tại BUV, sinh viên sẽ được cấp bằng trực tiếp bởi Đại học Staffordshire.

Thắc mắc cần được giải đáp chi tiết

Trong quá trình tìm hiểu vềQuản trị Kinh doanh, sĩ tử có thể gặp phải nhiều thắc mắc cần được giải đáp

Trên đây là giải đáp chi tiết ngành Quản trị Kinh doanh là gì cùng những thông tin cần thiết xung quanh ngành học được yêu thích hàng đầu hiện nay. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp các sĩ tử có được hiểu biết về Quản trị Kinh doanh là gì và sự chuẩn bị đầy đủ cho hành trình theo đuổi Quản trị Kinh doanh trong tương lai. 

Nếu cần tư vấn thêm về ngành Quản trị Kinh doanh nói chung và ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế của trường Đại học Anh Quốc Việt Nam nói riêng, độc giả có thể liên hệ với BUV qua số điện thoại +84 96 662 9909 hoặc email về địa chỉ sr@buv.edu.vn.

Khám phá 8 ngành học thuộc khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh tại BUVXem thêm
6+ thông tin cần biết về khối ngành Kinh doanh và Quản lý

Th8 05, 2024

6+ thông tin cần biết về khối ngành Kinh doanh và Quản lý

Khối ngành Kinh doanh và Quản lý bao gồm những ngành học cung cấp các kiến thức về nguyên tắc, phương pháp và những kỹ năng liên quan đến lĩnh vực quản lý và kinh doanh. Cùng Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) tìm hiểu những thông tin về khối ngành này trong […]

[Giải đáp] Nên học Kinh tế hay Quản trị Kinh doanh?

Th8 05, 2024

[Giải đáp] Nên học Kinh tế hay Quản trị Kinh doanh?

Kinh tế hay Quản trị Kinh doanh đều là những ngành học đem tới cho người học cơ hội làm việc rộng mở và đa dạng. Tuy nhiên, mỗi ngành học sẽ có những nội dung giảng dạy và mục tiêu cụ thể khác nhau để phù hợp với yêu cầu của vị trí công […]

Khám phá 8 ngành học thuộc khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh tại BUV

Th7 24, 2024

Khám phá 8 ngành học thuộc khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh tại BUV

Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) hiện nay bao gồm 8 chương trình Cử nhân: Kế toán và Tài chính, Kinh doanh và Quản lý, Kinh tế và Quản lý, Tài chính, Quản trị Kinh doanh Quốc tế, Quản trị Marketing, Tài chính Kế […]

6 chuyên ngành phổ biến trong Kinh doanh Quốc tế hiện nay

Th7 24, 2024

6 chuyên ngành phổ biến trong Kinh doanh Quốc tế hiện nay

Kinh doanh Quốc tế là ngành học chuyên sâu về các hoạt động kinh doanh trong phạm vi toàn cầu, kết hợp cùng các kiến thức bổ trợ về văn hóa, ngoại ngữ, thị trường quốc tế,… Vậy Kinh doanh Quốc tế gồm những chuyên ngành nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông […]

MBA là gì? 9+ Thông tin người học thạc sĩ nhất định phải biết

Th7 19, 2024

MBA là gì? 9+ Thông tin người học thạc sĩ nhất định phải biết

Trong tiếng Anh, MBA là viết tắt của cụm từ Master of Business Administration hay Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Đây là chương trình đào tạo sau đại học với mục đích giúp người học nâng cao kiến thức và kỹ năng liên quan đến lĩnh vực quản trị, quản lý các hoạt động […]

Tìm hiểu lợi ích của việc học Quản trị Kinh doanh bằng tiếng Anh

Th7 19, 2024

Tìm hiểu lợi ích của việc học Quản trị Kinh doanh bằng tiếng Anh

Chương trình Quản trị Kinh doanh học bằng tiếng Anh đào tạo với giáo trình, bài giảng 100% bằng tiếng Anh. Vậy chương trình này có gì khác biệt so với chương trình thông thường và mang đến những ưu thế gì cho học viên? Để được giải đáp chi tiết, mời bạn đọc cùng […]

Tổng hợp 10 chuyên ngành trong Quản trị Kinh doanh 

Th3 04, 2024

Tổng hợp 10 chuyên ngành trong Quản trị Kinh doanh 

Quản trị Kinh doanh là một ngành học tương đối rộng, do đó số lượng chuyên ngành cũng được phân chia khá đa dạng, tùy thuộc vào định hướng giáo dục của mỗi trường Đại học. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các chuyên ngành trong Quản trị Kinh doanh […]

Quản trị Kinh doanh Quốc tế: Khái niệm và mọi điều bạn cần biết trước khi lựa chọn

Th2 23, 2024

Quản trị Kinh doanh Quốc tế: Khái niệm và mọi điều bạn cần biết trước khi lựa chọn

Nền kinh tế hội nhập toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp cần có các nhân sự giỏi trong việc lãnh đạo, vận hành và lập kế hoạch chiến lược hiệu quả để đưa sản phẩm, hình ảnh thương hiệu vươn ra thế giới. Chính nhu cầu này đã thúc đẩy sự ra đời của […]

Bằng Quản trị Kinh doanh làm gì? 14+ Công việc người sở hữu bằng Quản trị Kinh doanh có thể làm

Th2 23, 2024

Bằng Quản trị Kinh doanh làm gì? 14+ Công việc người sở hữu bằng Quản trị Kinh doanh có thể làm

Sở hữu tấm bằng Quản trị Kinh doanh mở ra cơ hội nghề nghiệp đa dạng cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, một số nhóm ngành nổi bật có thể đến trong lĩnh vực này gồm có: kinh doanh, Marketing, tài chính, nhân sự, giảng dạy,… Vậy bằng Quản trị Kinh doanh làm gì […]

Xét tuyển ngành Quản trị Kinh Doanh khối C – Thông tin mới 2024

Th2 20, 2024

Xét tuyển ngành Quản trị Kinh Doanh khối C – Thông tin mới 2024

Hiện nay, nhiều trường đại học tại Việt Nam đã chấp nhận sử dụng kết quả thi khối C để xét tuyển đầu vào ngành Quản trị Kinh doanh. Điều này đã mở rộng cánh cửa trở thành những nhà quản trị, định hướng chiến lược kinh doanh tài ba của các bạn học sinh […]

DMCA.com Protection Status