Học Quản trị Kinh doanh thi khối nào để xét tuyển? [Mới 2024]
Th1 18, 2024
15:29:01
Hiện nay để xét tuyển vào ngành Quản trị Kinh doanh, học sinh cuối cấp có rất nhiều lựa chọn về khối thi, phổ biến nhất là các khối A00, A01, C00, D01, D07 tùy theo yêu cầu xét tuyển của mỗi trường Đại học. Để được giải đáp chi tiết về học Quản trị Kinh doanh thi khối nào, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây!
=>>> Tham khảo ngay: Ngành quản trị kinh doanh là gì?
1. 5 khối thi ngành Quản trị Kinh doanh hiện nay
Để tìm hiểu học Quản trị Kinh doanh thi khối nào và Quản trị Kinh doanh thi môn gì, hãy xem ngay thông tin trong bảng sau để biết quản trị kinh doanh học khối nào và quản trị kinh doanh xét tổ hợp nào tính đến năm 2023:
Tên khối | Tổ hợp môn xét tuyển |
A00 | Toán học, Vật lý, Hóa học |
A01 | Toán học, Vật lý, Tiếng Anh |
C00 | Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý |
D01 | Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh |
D07 | Toán học, Hóa học, Tiếng Anh |
Có thể thấy Toán là môn học quan trọng dù bạn có ý định xét tuyển ngành quản trị kinh doanh khối gì. Tuy nhiên để trả lời câu hỏi “quản trị kinh doanh nên học khối nào?” sẽ rất khó vì cần phụ thuộc rất nhiều vào môn học thế mạnh của từng bạn.
Vậy học Quản trị Kinh doanh ra làm gì là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh cũng như học sinh. Ngày nay, tấm bằng Quản trị Kinh doanh được coi là “chìa khóa vàng” mở ra cơ hội nghề nghiệp đa dạng, nâng cao kỹ năng đa lĩnh vực và giúp người học sẵn sàng thích ứng với những thay đổi trong bối cảnh kinh doanh ngày càng biến động.
2. Các phương thức xét tuyển khác ngành Quản trị Kinh doanh
Theo Phần 3 Phụ lục I kèm theo Công văn 1919/BGDĐT-GDĐH, nhằm thống nhất trong hoạt động xét tuyển tại các cơ sở đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra danh mục phương thức xét tuyển Đại học. Vì vậy, ngoài việc thi THPT Quốc gia, thí sinh có thể xét tuyển ngành Quản trị Kinh doanh bằng các phương thức sau đây mà không cần quan tâm học quản trị kinh doanh thi khối nào:
- Kết quả học tập cấp THPT (học bạ): Phương thức xét tuyển dựa trên học bạ của thí sinh trong các năm học THPT, với tiêu chí có thể bao gồm: điểm học tập hàng năm, từng kỳ hoặc hạnh kiểm của học sinh.
- Tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh (Điều 8): Thí sinh sẽ được tuyển thẳng trực tiếp nếu đáp ứng một trong các điều kiện do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong Quy chế tuyển sinh.
- Kết hợp giữa tuyển thẳng theo Đề án và các phương thức khác: Cơ sở đào tạo kết hợp sử dụng Đề án của mình, đồng thời áp dụng một hoặc nhiều phương thức xét tuyển khác để đánh giá và chọn lọc thí sinh.
- Tuyển thẳng theo Đề án của cơ sở đào tạo: Nếu đáp ứng các tiêu chí xét tuyển trong Đề án mà cơ sở đào tạo quy định, thí sinh sẽ được tuyển thẳng.
- Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do cơ sở đào tạo tự tổ chức để xét tuyển: Thí sinh sẽ tham gia kỳ thi Đánh giá do chính ngôi trường mà mình mong muốn theo học, sau đó sử dụng kết quả bài thi để xét tuyển.
- Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển: Thí sinh có thể sử dụng kết quả bài thi Đánh giá do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển vào ngôi trường mà mình dự định theo học.
- Thi văn hóa do cơ sở đào tạo tổ chức để xét tuyển: Thi văn hóa là một phương thức xét tuyển mà cơ sở đào tạo tổ chức để đánh giá năng lực văn hóa và kiến thức chung của thí sinh.
- Sử dụng kết quả thi văn hóa do cơ sở đào tạo khác tổ chức để xét tuyển: Tương tự với các bài thi Đánh giá, thí sinh có thể dùng kết quả thi văn hóa do cơ sở đào tạo khác tổ chức để xét tuyển vào ngôi trường mà mình muốn học.
- Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển: Thí sinh sẽ sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT cùng điểm thi năng khiếu để xét tuyển.
- Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển: Tương tự, thí sinh có thể sử dụng điểm học bạ cùng với điểm thi năng khiếu để xét tuyển vào ngành Quản trị kinh doanh.
- Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển: Đây là phương thức xét tuyển dựa trên cả điểm thi THPT và điểm học bạ của thí sinh.
- Chỉ sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế để xét tuyển: Thí sinh có thể sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS, TOEIC, TOEFL,… để xét tuyển.
- Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển: Thí sinh có thể sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế cùng kết quả tốt nghiệp đạt yêu cầu của trường.
- Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển: Thí sinh có thể kết hợp điểm học bà và ác chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế để xét tuyển ngành Quản trị Kinh doanh.
- Thí sinh tốt nghiệp THPT ở nước ngoài: Nếu đã theo học và tốt nghiệp một trường THPT tại nước ngoài, thí sinh vẫn có thể xét tuyển vào các trường Đại học tại Việt Nam.
- Qua phỏng vấn: Phương thức xét tuyển qua phỏng vấn là một hình thức đánh giá thí sinh bằng cách tiến hành cuộc trò chuyện trực tiếp giữa các ứng viên và ban tuyển chọn.
- Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với phỏng vấn để xét tuyển: Đây là hình thức xét tuyển thí sinh dựa trên cả kết quả thi tốt nghiệp THPT và kết quả từ cuộc phỏng vấn.
- Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với phỏng vấn để xét tuyển: Tương tự, một số cơ sở đào tạo sẽ sử dụng điểm học bạ cùng kết quả phỏng vấn để xét tuyển thí sinh.
Lưu ý: Không phải phương thức xét tuyển nào cũng có thể được sử dụng, các phương thức xét tuyển phụ thuộc vào quyết định của mỗi cơ sở đào tạo khác nhau.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường Đại học được phép đưa ra hình thức xét tuyển, bộ tiêu chí và điểm chuẩn đầu vào phù hợp với chiến lược phát triển của từng trường. Các bạn học sinh THPT nên dần tìm hiểu về điều kiện xét tuyển ngành Quản trị Kinh doanh để có thêm thông tin tăng cơ hội trúng tuyển.
3. Xét tuyển Chương trình Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV)
BUV hiện là trường Đại học quốc tế đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đạt kiểm định chất lượng của Cơ quan Đảm bảo chất lượng Giáo dục Đại học Anh Quốc (QAA). Đây là đơn vị chịu trách nhiệm kiểm định, đảm bảo chất lượng của các trường đại học tại Anh và các cơ sở đào tạo chương trình bậc cao của Anh Quốc trên thế giới.
Hiện nay, trường đang triển khai chương trình Cử nhân Quản trị Kinh doanh Quốc tế với thời gian đào tạo 3 năm. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được cấp bằng Quốc tế từ Đại học Staffordshire với cơ hội nghề nghiệp rộng mở thông qua mạng lưới 500+ đối tác doanh nghiệp của BUV.
BUV không xét tuyển dựa trên điểm thi THPT Quốc gia nên thí sinh nộp hồ sơ vào BUV không cần ghi nhớ thông tin xét tuyển quản trị kinh doanh khối nào. Để đăng ký nhập học chương trình Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại BUV, sĩ tử cần đăng ký và nộp hồ sơ xét tuyển. BUV sẽ đánh giá hồ sơ dựa trên trình độ học vấn và khả năng sử dụng tiếng Anh theo các tiêu chí chi tiết dưới đây.
3.1. Điều kiện về trình độ học vấn
Đối với trình độ học vấn, thí sinh từ 17 tuổi trở lên và đáp ứng một trong những điều kiện sau đây:
- Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông của Việt Nam và hoàn thành Chương trình Dự bị Đại học Staffordshire.
- Đỗ 2 môn trong Kỳ thi Chứng chỉ Giáo dục Phổ thông Bậc cao (Advanced GCE/A-level).
- Hoàn thành một chương trình dự bị với điểm số đáp ứng tiêu chuẩn đầu vào theo quy định của Cơ quan Đảm bảo Chất lượng của Anh Quốc đối với Giáo dục bậc cao.
- Có bằng Tú tài châu Âu với điểm trung bình đạt tối thiểu 60%, trong đó môn tiếng Anh đạt 60%.
- Có bằng Tú tài Quốc tế với điểm trung bình đạt tối thiểu 24 điểm, trong đó môn tiếng Anh đạt 4 điểm.
3.2. Điều kiện về năng lực tiếng Anh
Đối với năng lực tiếng Anh, thí sinh cần đáp ứng một trong các điều kiện sau đây.
1 – Thí sinh đã thi năng lực tiếng Anh trong 2 năm trở lại đây, sở hữu một trong các chứng chỉ:
- IELTS (ngoại trừ IELTS Thị thực và Nhập cư Anh Quốc – UKVI): Đạt điểm trung bình tối thiểu 6.0, trong đó mỗi kỹ năng đạt tối thiểu 5.5.
- TOEFL IBT: Đạt điểm tối thiểu mỗi kỹ năng, cụ thể Nghe: 17; Nói: 20; Đọc: 18; Viết: 17.
2 – Thí sinh đã thi năng lực tiếng Anh trong 5 năm trở lại đây, đạt một trong những điều kiện:
- Chương trình Tú tài Quốc tế (giảng dạy bằng tiếng Anh): Đạt tối thiểu 5 điểm cho môn Tiếng Anh B (English B) ở Trình độ Tiêu chuẩn (Standard Level) hoặc 4 điểm cho môn Tiếng Anh B ở Trình độ Chuyên sâu (High Level).
- Chứng chỉ Giáo dục Phổ thông Quốc tế (IGCSE): Đạt tối thiểu điểm C cho môn tiếng Anh trong kỳ thi IGCSE dành cho người sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc ngôn ngữ thứ hai.
- Tham gia kỳ thi GCE O-level/GCSE Quốc tế của Cambridge: Đạt điểm từ A đến C cho môn tiếng Anh.
Nếu vẫn chưa đáp ứng một trong các yêu cầu trên, sinh viên cần hoàn thành Khóa IELTS trình độ Trên Trung Cấp (IELTS Upper-Intermediate) tại BUV hoặc tương đương.
Bên cạnh đó, nếu đáp ứng một trong các điều kiện dưới đây, thí sinh không cần chứng minh năng lực tiếng Anh:
- Sở hữu quốc tịch Anh Quốc
- Đã tốt nghiệp chương trình đào tạo được cấp bằng bởi một trường Đại học Anh Quốc
Để tìm hiểu chi tiết về chương trình học, bạn có thể tham khảo thêm tại Chương trình Cử nhân Quản trị Kinh doanh.
Bài viết đã giải đáp chi tiết cho thắc mắc học Quản trị Kinh doanh thi khối nào? cùng các phương thức xét tuyển khác mà sĩ tử có thể lựa chọn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm về chương trình Cử nhân Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại BUV, độc giả vui lòng liên hệ đến số hotline +84 96 662 9909 hoặc email sr@buv.edu.vn để được tư vấn chi tiết!